NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, TỈNH THANH HOÁ

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI, KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA BA LOÀI LÁ KIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

CONTENT IN THIS ISSUE

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

Đo lường các hoạt động kinh tế

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO PARTICULAR CHARACTERISTICS OF SEA WATER OF CON DAO ISLAND

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH. ThS. BS. Đặng Trần Hùng Viện Tim TP.

Sika at Work. Sika Vietnam Industrial Factory Projects in Vietnam. Các dự án Nhà máy Công nghiệp tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

2.3 Seismic Conditions

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

The Current Status and Conservation of Bears in Vietnam

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

VIET LABOR Free Viet Labor Federation PRISON LABOR PRISONERS WORK UNDER WHIPS AS AUTHORITIES WHIP UP PROFITS

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

The Magic of Flowers.

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC TRẦM TÍCH THÀNH TẠO CARBONATE TRƯỚC KAINOZOI MỎ HÀM RỒNG, ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

ASSESSMENT OF THE DIVERSITY OF BIRD SPECIES IN CAT BA NATIONAL PARK, HAI PHONG CITY

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

Southlake, DFW TEXAS

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH ÁP LỰC ĐẤT PHÙ HỢP CHO TƯỜNG VÂY HỐ ĐÀO SÂU

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

KHUNG THỐNG KÊ VĂN HÓA UNESCO 2009 (FCS)

THÁNG 1/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở ĐẦM LẬP AN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

Đặc điểm hình thái, phân bố của loài lan Kim tuyến Anoectochilus setaceus blume ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

STUDY ON EFFECTS OF ENVIRONMENTAL FACTORS TO PLANTS AT BA VI NATIONAL PARK

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG HT6

CONTENT IN THIS ISSUE

BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 06/2013 ĐẾN THÁNG 01/2014 BS.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ

Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TOÀN CẦU

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

Đặc điểm tướng trầm tích Pleistocen muộn - Holocen đới bờ châu thổ sông Mê Công

Ý nghĩa của trị số P trong nghiên cứu y học

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons

THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ HỌ CUA BƠI (PORTUNIDAE) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITƠ TRÊN CÂY BẮP

Kinh nghiệm quốc tế và các đề xuất sửa đổi khung pháp lý về định giá rừng tại Việt Nam

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

THÁNG 2/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện

Nghiên cứu chế tạo blend giữa polypropylene (PP) và cao su butadiene acrylonitril (NBR)

CHƯƠNG 9: DRAWING. Hình 1-1

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

Transcription:

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HU, TỈNH THANH HOÁ HOÀNG VĂN SÂM, NGUYỄN HỮU CƯỜNG Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Pù Hu, tỉnh Thanh Hoá được thành lập năm 1999 với tổng diện tích là 27.502 ha, trải khắp 11 xã của 2 huyện vùng cao biên giới là Quan Hóa và Mường Lát. Khu BTTN Pù Hu là một khối núi nằm ở phía Tây của vành đai núi đá vôi, chạy theo hướng Tây-Nam, từ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tới Vườn Quốc gia Cúc Phương với thành phần địa chất chủ yếu là núi đất. Để có cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn tài nguyên thực vật tại đây, Trung tâm Đa dạng sinh học-trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hu tiến hành nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại đây. Bài báo thể hiện kết quả nghiên cứu trong hai năm 2009 và 2010. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp k ế thừa: Kế thừa và tham khảo các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Điều tra theo tuyến: Lập 6 tuyến điều tra đi qua các trạng thái rừng của Khu BTTN Pù Hu, Thanh Hóa. Dọc các tuyến tiến hành điều tra thực vật hai bên tuyến (mỗi bên 2 m). Điều tra trong các ô tiêu chuẩn: Trên các tuyến điều tra chúng tôi tiến hành lập 20 ô tiêu chuẩn (OTC) với diện tích mỗi OTC là 1000 m 2. Tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật có trong OTC. Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp chuyên gia trong xử lý, giám định mẫu và tra cứu tên khoa học các loài thực vật. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng thành phần loài Hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu khá đa dạng và phong phú với 894 loài, 575 chi, 143 họ của 6 nghành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá thông - Psilotophyta, Thông đất - Licopodiophyta, Cỏ tháp bút - Equisetophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông - Pinophyta và ngành Ngọc lan - Magnoliophyta. Tính đa d ạng các taxon được thể hiện ở Bảng 1. Đa dạng taxon của hệ thực vật Pù Hu Tên ngành Loài Chi Họ Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL % Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,11 1 0,2 1 0,7 Lycopodiophyta Thông đất 3 0,34 1 0,2 1 0,7 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,11 1 0,2 1 0,7 Bảng 1 Polypodiophyta Dương xỉ 105 11,75 42 7,3 21 14,69 Pinophyta Thông 5 0,56 3 0,6 2 1,40 Magnoliophyta Ngọc lan 779 87,14 527 91,65 117 81,82 Tổng 894 100 575 100 143 100 860

Bảng 1 cho thấy phần lớn các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan với tổng số 779 loài, 527 chi của 117 họ, chiếm tỷ lệ 87,14% tổng số loài, 91,65% số chi và 81,82 % số họ của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có 105 loài, 42 chi, 21 họ chiếm 11,75% số loài, 7,3% số chi và 14,69% số họ trong tổng số. Thấp nhất là ngành Khuyết lá thông và ngành Cỏ tháp bút. Qua nghiên cứu chúng tôi đã th ống kê 10 họ đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu chiếm 7% về số họ, 25,57% tổng số chi và chiếm đến 30,65% tổng số loài của khu hệ thực vật. Các họ đa dạng là Euphorbiaceae (47 loài), Poaceae (35 loài), Lauraceae (33 loài), Asteraceae (26 loài), Fabaceae (26 loài), Rubiaceae (25 loài), Moraceae (24 loài), Polypodiaceae (20 loài), Caesalpiniaceae (19 loài), Araceae (19 loài). 2. Đa dạng về phổ dạng sống Dạng sống được đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934). Tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong Bảng 2. Phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Hu Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % Nhóm cây chồi trên Ph 669 74,83 Cây gỗ lớn Meg 74 8,28 Cây gỗ vừa Mes 155 15,59 Cây gỗ nhỏ Mi 133 14,88 Cây có chồi trên lùn Na 93 10,40 Cây bì sinh Ep 37 4,14 Cây chồi trên thân thảo Hp 72 8,05 Cây dây leo Lp 103 11,52 Cây kí sinh hay bán kí sinh Pp 2 0,22 Nhóm cây chồi sát đất Ch 44 4,92 Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 61 6,82 Nhóm cây chồi ẩn Cr 56 6,26 Nhóm cây một năm Th 64 7,16 Tổng số 894 100 Bảng 2 Như vậy, nhóm chồi trên (Ph) là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 74,83%, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp và tương đối đồng đều nhau. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra phổ dạng sống của khu hệ nghiên cứu như sau: 3. Đa dạng về công dụng SB = 74,83Ph + 4,92Ch + 6,82Hm + 6,26Cr + 7,16Th Hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu khá đa dạng về giá trị sử dụng với 9 nhóm công dụng chính. Kết quả được thể hiện tại Bảng 3. 861

Giá trị sử dụng của hệ thực vật Pù Hu Bảng 3 Giá trị sử dụng Kí hiệu Số loài Tỷ lệ % Cây làm thuốc (Medicine) M 398 44,52 Cây ăn được (Food and fruit) F 212 23,71 Cây cho gỗ (Timber) T 184 20,58 Cây làm cảnh (Ornamental) Or 84 9,40 Cây cho dầu (Oil) Oi 26 2,91 Cây cho tinh dầu (Essential oil) E 18 2,01 Cây có độc (Poisonous plants) Pm 15 1,68 Cây cho tanin, nhựa, nhuộm Ta 7 0,78 Cây cho sợi (Fibre) Fb 18 2,01 Cây có công dụng khác U 5 0,56 Tổng số lượt công dụng 628 70,36 Qua bảng trên chúng ta thấy nhóm cây làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (44,52%), tiếp đến là các nhóm cây ăn được (23,71%), cây lấy gỗ (20,58%), cây làm cảnh chiếm tỷ lệ trên 9%, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Trong số 894 loài thực vật ở Pù Hu, chúng tôi đã thống kê được 355 loài có một công dụng (chiếm 39,71% tổng số loài của hệ). Tổng số các loài có hai công dụng là 205 loài (chiếm 22,93% tổng số loài của hệ). Một số loài đại diện như Màng tang (Litsea cubeba Pers.), Sui (Antiaris toxicaria Leschen), Rau sắng ( Melientha suavis Pierre). Đặc biệt là số loài có nhiều hơn hai công dụng có tới 86 loài (chiếm 9,62% tổng số loài của hệ) với các đại diện như Sến mật (Madhuca pasquieri H.J. Lam), Sảng nhung (Sterculia lanceolata Cav.), Hu đay (Trema orientalis (L.) Blume), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.). 4. Đa dạng về giá trị bảo tồn Chúng tôi ghi nhận được hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có có 44 loài cây quý hiếm, trong đó có 25 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 18 loài có trong Danh lục của IUCN (2009), 7 loài trong Phụ lục của Nghị định số 32/NĐ-CP/2006 của Chính phủ và 2 loài trong Danh lục CITES. Danh lục những loài thực vật quý hiếm được thể hiện ở Bảng 4. Danh lục các loài thực vật quí hiếm tại Pù Hu TT Tên loài Tên Việt Nam IUCN SĐVN 2007 1. Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. Ngũ gia bì gai EN 2. Aglaia odorata Lour. Ngâu rừng VU 3. Aglaia perviridis Hiern Quếch, Gội xanh VU 4. Alstonia scholaris (L.) R.Br Sữa VU 5. Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi EN IA 6. Calamus platyacanthus Warb. ex Becc. Song mật VU 7. Canarium tramdenum Dai et Jakovt Trám đen VU 8. Canthium dicoccum Tinn. et Binn. Xương cá VU Bảng 4 NĐ32 CITES 862

TT Tên loài Tên Việt Nam IUCN SĐVN 2007 NĐ32 CITES 9. Castanopsis ferox (Roxb.) Spach Dẻ gai nhiều VU 10. Castanopsis hytrix A. DC. Dẻ lá đỏ VU 11. Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU VU 12. Dalbergia balansae Prain Trắc VU 13. Dendrobium fimbriatum Hook. Thạch hộc tua VU 14. Deutzianthus tonkinensis Gagnep. Mọ VU 15. Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu VU 16. Drynaria bonii H. Christ Cốt toái bổ bon VU 17. Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. m. Cốt toái bổ EN 18. Elaeocarpus apiculatus Mast. Côm lá bang CR 19. Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh EN IIA 20. Garcinia fagraeoides A.Chev. Trai lý EN IIA 21. Gnetum momtanum Markgr. Dây gắm III 22. Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz. Sao hòn gai CR 23. Hopea mollissima C.Y. Wu Táu mặt quỷ CR VU 24. Hydnocarpus hainanensis (Merr.) Sleum Nang trứng VU 25. Knema pierrei Warb. Máu chó lá to VU 26. Lithocarpus balansae (Drake) A. Camus Sồi lá mác VU 27. Lithocarpus cerebrinus (Hickel et A.Camus) A. Camus Sồi phảng EN 28. Madhuca pasquieri H.J. Lam Sến mật VU EN 29. Mangifera minutifolia Evrard. Xoài rừng VU 30. Manglietia fordiana Oliv. Vàng tâm VU 31. Markhamia stipulata (Roxb.) Seem. Đinh VU IIA 32. Melientha suavis Pierre Rau sắng VU 33. Michelia balansae Dandy Giổi bà VU 34. Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. Kim giao VU 35. Neerrvilia aragoana Gaudich. Lan một lá IIA 36. Paramichelia baillonii (Pierre) S. Y. Hu Giổi xương VU 37. Parashorea chinensis Wang Hsie Chò chỉ EN 38. Podocarpus neriifolius D. Don Thông tre VU III 39. Protium serratum Wall. Cọ phèn VU 40. Stephania hernandiifolia (Wild.) Walp. Cam thảo IIA 41. Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi IIA 42. Strychnos umbellata Merr. Mã tiền dây VU 43. Vatica subglabra Merr. Táu nước EN 44. Zenia insignis Chun Muồng nhiệm VU III. KẾT LUẬN Hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hóa khá đa dạng về thành phần loài, giá trị sử dụng, phổ dạng sống và đặc biệt là giá trị bảo tồn. Qua nghiên cứu đã xác định được 894 loài, 575 chi và 143 h ọ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có những họ chiếm 863

ưu thế như Euphorbiaceae, Poaceae, Lauraceae, Asteraceae, Fabaceae. Thực vật tại Pù Hu với 5 nhóm dạng sống chính, trong đó nhóm chồi trên (Ph) là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 74,83%. Nghiên cứu đã xác định được 9 nhóm công dụng chính của các loài thực vật, trong đó nhóm cây làm thuốc, làm thức ăn và cho gỗ có tỷ lệ cao nhất. Về giá trị bảo tồn, kết quả điều tra đã ghi nhận được tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có 44 loài cây quý hiếm, trong đó có 25 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 18 loài có trong Danh lục của IUCN (2009), 7 loài trong Phụ lục của Nghị định số 32 (30/3/2006) của Chính phủ và 2 loài trong Danh lục CITES. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007: Sách Đỏ Việt Nam. Phần II - Thực vật, NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2. Brummitt R.K, 1992: Vascular Plant Families and Genera, Royal Botanic Gardens, Kew. 3. Hoàng Văn Sâm, Pieter Baas, Paul A. J. Keler, 2008: Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Bến En, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997: Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Tiến Bân, 2003: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Tiến Bân, 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội 7. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000: Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Raunkiaer, C. 1934: Life forms of plants and statistical plant geography, Clarendon Press, Oxford. 9. Võ Văn Chi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB. Y học, Tp. Hồ Chí Minh. PLANT BIODIVERSITY IN PU HU NATURE RESERVE, THANH HOA PROVICE SUMMARY HOANG VAN SAM, NGUYEN HUU CUONG The flora of Pu Hu Nature Reserve is diverse in species composition, usage value, life form and especially the conservation value. There are 894 species belonging to 575 genera and 143 families. The dominant families are the Euphorbiaceae, Poaceae, Lauraceae, Asteraceae, and Fabaceae; The existence of a variety of life-forms reflects the typically tropical characteristics of the flora at the Pu Hu Nature Reserve. Phanerophytes are the most dominant life-forms with about 74.83 % of total plant species in the area. There are 9 main commodity groups. Of them, the number of species used for medicine and wood purpose is highest compared to other groups. A total of 44 plant species are threatened. There are 25 species listed in Vietnam Data Red Book (2007), 18 species in the IUCN Red list (2009), 7 species in Decree 32/2006 of Vietnamese government and two species in CITES list. 864