ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG HẠT NHÂN ĐỂ CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN SIÊU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG KHÁ THAY THẾ GIỐNG LÚA LAI NHẬP NỘI GS.TSKH.

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG HT6

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

Đo lường các hoạt động kinh tế

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

CONTENT IN THIS ISSUE

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

The Magic of Flowers.

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 06/2013 ĐẾN THÁNG 01/2014 BS.

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH. ThS. BS. Đặng Trần Hùng Viện Tim TP.

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC TRẦM TÍCH THÀNH TẠO CARBONATE TRƯỚC KAINOZOI MỎ HÀM RỒNG, ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG RENOVATION OF GROWTH MODEL

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

CHƯƠNG 1. Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư: Những nhân tố làm biến động giá cổ phiếu

TRỞ LẠI TƯƠNG LAI: SỰ BẤT ỔN TẠI CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (PHẦN 1)

Đặc điểm tướng trầm tích Pleistocen muộn - Holocen đới bờ châu thổ sông Mê Công

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TOÀN CẦU

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO PARTICULAR CHARACTERISTICS OF SEA WATER OF CON DAO ISLAND

Sika at Work. Sika Vietnam Industrial Factory Projects in Vietnam. Các dự án Nhà máy Công nghiệp tại Việt Nam

Southlake, DFW TEXAS

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH ÁP LỰC ĐẤT PHÙ HỢP CHO TƯỜNG VÂY HỐ ĐÀO SÂU

PHỨC HỆ TẦNG CHỨA PALEOGEN - CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẤM CHỨA VÀ TIỀM NĂNG HYDROCARBON

Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình Dương Phòng phân tích kinh tế và xã hội khu vực (RESA) Tháng 12 năm 2014

CONTENT IN THIS ISSUE

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU

THÁNG 1/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

BÁO CÁO TIỀN TỆ. Tháng / Số 37. Tóm tắt nội dung. Nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất VND liên ngân hàng. Lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm

Ý nghĩa của trị số P trong nghiên cứu y học

THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ HỌ CUA BƠI (PORTUNIDAE) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

VIET LABOR Free Viet Labor Federation PRISON LABOR PRISONERS WORK UNDER WHIPS AS AUTHORITIES WHIP UP PROFITS

Từ xói lở đến bồi lắng

CHƯƠNG 9: DRAWING. Hình 1-1

NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY CHUỐI (CAVENDISH SP.) TRÊN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP

Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện

Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Chương 19. Các biến giải thích ngẫu nhiên và phương pháp biến công cụ

XÁC ĐỊNH TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ VÀ CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HI VÀ SSDHI

Châu Á Thái Bình Dương

336, Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận bài : 16 tháng 3 năm 2012, Nhận đăng : 10 tháng 8 năm 2012

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

Transcription:

ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG HẠT NHÂN ĐỂ CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN SIÊU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG KHÁ THAY THẾ GIỐNG LÚA LAI NHẬP NỘI GS.TSKH. Trần Duy Quý 1, Ths.Trần Duy Vương 2, Ths.Trần Duy Dương 2, KS. Bùi Huy Thủy 2 1. Viện Nghiên cứu hợp tác Khoa học kĩ thuật kĩ thuật Châu Á Thái Bình Dương (IAP) 2. Viện Di truyền Nông Nghiệp Tóm tắt Ba giống lúa NPT3, BQ và TQ14 là các giống được chọn tạo bằng phương pháp đột biến chiếu xạ bằng tia gamma nguồn C 0 60 ở dạng hạt khô,độ ẩm hạt 13% là 25-30krad. Giống lúa NPT3 là giống siêu năng suất với các đặc điểm ưu việt nổi trội như: thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày vụ mùa; 130-135 ngày trong vụ xuân, năng suất bình quân đạt 9-10 tấn/ha), cứng cây, lá đứng, phù hợp với khả năng thâm canh, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận đặc biệt các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng gạo (hàm lượng amylose 15-16%, hạt nhỏ dài) đều vượt trội so với các giống đang sản xuất đại trà kể cả lúa lai như Nhị ưu 868, Thiên nguyên ưu 9, HYT100. Giống lúa BQ có chất lượng cao, năng suất trung bình đạt 75-80 tạ/ha tương đương với lúa lai, thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày vụ mùa; 120-130), chất lượng gạo: hàm lượng amylose 16-18%, cơm ngon, dẻo như Thien ưu 8 và BC15. Giống TQ14 là giống cảm ôn cây được 2 vụ/năm, có nhiều đặc điểm nông sinh học quý thích ứng rộng như Khang Dân18, có tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình đạt từ 5,9 6,2 tấn/ha, thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày vụ Mùa; 130-135 ngày vụ Xuân), kháng sâu bệnh khá, chất lượng gạo phù hợp với công nghệ chế biến như bánh phở, mỳ tôm, bún, Ethanol.. Từ khóa: công nghệ chiếu xạ; tia Gamma, sâu bệnh, đột biến, hàm lượng amylose I. MỞ ĐẦU Trong 5 năm trở lại đây, nhiều tổ hợp lúa lai mới của Trung Quốc và Ấn Độ đã được nhập nội và được trồng khảo nghiệm ở nhiều địa phương từ các tỉnh miền Trung trở ra. Một số tổ hợp mới của Trung Quốc đã được cải tiến về chất lượng, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh. Tuy nhiên, vẫn chưa có giống thích ứng cho vụ mùa, giá thành hạt giống lại quá cao (100-120.000 đồng/kg giống) vì vậy mà khả năng mở rộng còn hạn chế. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích gieo trồng lúa của cả nước đạt khoảng 7,8 triệu héc ta năm 2014, trong đó diện tích gieo cấy lúa lai chiếm khoảng 10%. Song, lượng giống lúa lai sản xuất trong nước chỉ vào khoảng 30%, còn lại phải nhập khẩu 70%. Theo thống kê của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VIII, tính từ ngày 1/10 đến 2/12/2013, Chi cục đã làm thủ tục nhập khẩu gần 70 lô thóc giống lúa lai các loại từ Trung Quốc về Việt Nam phục vụ SX vụ xuân 2014, với tổng lượng giống là 5.616 tấn, trong đó lúa lai Nhị ưu 868 là 4.496 tấn, Nhị ưu 63 với 376 tấn, Nhị ưu số 7 là 350 tấn, San ưu 63 là 271 tấn và một số giống: Nghi hương 305, Xuyên hương 178, Kinh Sở ưu 1588, Thịnh Dụ số 4, Thịnh Dụ 11, Hoa ưu số 2.. Mặc dù lúa lai có ưu thế chủ yếu là cho năng suất cao, nhưng trong thực tế lúa lai không chịu sâu bệnh hơn lúa thuần nhất là bệnh bạc lá, càng trồng lúa lai nhiều càng bị sâu hại lớn, đặc biệt các tổ hợp lúa lai của Trung Quốc. Hơn nữa năng suất lúa lai bình quân trồng ở Việt Nam chỉ cao hơn lúa thuần khoảng 10-15%. Vì vậy nếu Việt Nam không chủ động nghiên cứu tạo ra các giống lúa lai và lúa thuần trong nước có năng suất và chất lượng tương đương và cao hơn lúa lai thì chúng ta luôn tốn ngoại tệ nhập khẩu lúa lai và luôn phụ thuộc vào Trung Quốc và các nước khác. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh lương thực và phát triển bền vững lúa gạo của Việt Nam. Vì thế trong báo cáo này chúng tôi muốn đề cập đến những kết quả nổi trội khi ứng dụng công nghệ bức xạ để tạo ra các giống lúa thuần siêu năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh khá tiến tới thay thế lúa thuần và lúa lai nhập nội. Như chúng ta đã biết Việt Nam đã đầu tư nhiều cho công nghệ di truyền, đặc biệt là trong việc chọn tạo giống lúa (Tạ Minh Sơn và cs., 2006; Vũ Văn Liết và cs., 2009). Theo báo cáo của IAEA/FAO năm 2014 (IAEA/FAO, 2014), ở Việt Nam chúng ta cho đến nay đã tạo ra được 78 giống cây trồng đột biến và đứng thứ 8 trên thế giới về thành tựu chọn giống đột biến (Martin và cs., 2009). Cây lúa chiếm 32 giống, tiêu biểu là các giống như: DT10, DT11, DT13, DT33, A20, DT21, ĐV2, ĐCM1, Khang Dân Đột Biến, DT37, DT39, VND-95-20, VND-99-3, Tài Nguyên Đột Biến, Tám Thơm Đột Biến, P6ĐB, ST3ĐB, ĐB5. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và 1

chọn tạo các giống đột biến đặc biệt là cây lúa chúng tôi cùng với các cộng sự của viện Nghiên cứu Hợp tác KHKT Châu Á Thái Bình Dương (IAP), Viện Di Truyền Nông Nghiệp tiếp tục chọn tạo các giống lúa đột biến có năng suất siêu cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá thích ứng rộng để đối phó với những biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp trên toàn cầu trong đó có Việt Nam là nước đang và sẽ bị ảnh hưởng năng nề nhất, đồng thời có thể thay thế một phần các giống lúa lai đang phải nhập nội từ Trung Quốc và các nước khác. Ba giống lúa BQ, NPT3 và TQ14 là 3 giống đột biến mới được chúng tôi chọn tạo ra từ giống ĐH18, giống QK và Bao Thai Hồng nhờ xử lí tia Gamma nguồn nguồn C 0 60 trên hạt khô, có thời gian sinh trưởng ngắn vụ mùa 105-110 ngày, vụ xuân 120-135 ngày, năng suất trung bình đạt 7-10tấn/ha, chống chịu đạo ôn, bạc lá, rầy nâu khá thích ứng rộng. Các giống lúa này hoàn toàn có khả năng thay thế một phần lúa lai và các giống lúa thuần như Khang Dân 18 và Q5 có nguồn gốc nhập nội từ Trung Quốc đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách nêu trên. II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt khô của 3 giống ĐH18, QK và Bao Thai Hồng được thu thập và lưu tại Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai, Viện Di truyền Nông nghiệp. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Hạt khô của 3 giống độ ẩm 13 % được chiếu xạ bằng tia gamma nguồn C 0 60 ở liều lượng 25 krad trong vụ mùa 2007 (đối với giống Bao Thai Hồng), liều lượng 30 krad mùa năm 2009 (Đối với giống ĐH18 ), liều lượng 25 krad với giống lúa QK tại Trung tâm chiếu xạ Cầu Diễn và Viện hạt nhân Đà Lạt. Sau khi xử lý, hạt được gieo cấy bình thường tại khu ruộng thí nghiệm của Viện IAP và Viện Di Truyền Nông Nghiệp theo các phương pháp nghiên cứu chọn tạo giống đột biến của IAEA, 1970 và Viện Di truyền Nông nghiệp, 1985. * Các chỉ tiêu chọn lọc: Đối với các dòng đột biến có giá trị cho công tác chọn tạo giống: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, dạng hạt, khối lượng 1000 hạt, mức độ bạc bụng. Chỉ giữ lại các cá thể hoặc dòng có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày không phản ứng với quang chu kì như giống gốc Bao Thai Hồng, hạt gạo trong, không bạc bụng. Đặc biệt, loại bỏ hoàn toàn các dòng bị nảy mầm trên bông. - Thí nghiệm so sánh được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh tại Viện IAP, Viện Di Truyền Nông Nghiệp. - Đánh giá một số đặc điểm chính của dòng NPT3, BQ và TQ14 theo SES, 2012. - Đánh giá khả năng chống chịu theo thang điểm 9 cấp (IRRI). - Phân bón NPK/ha. Theo tỷ lệ 100N:90P; 80K - Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT và Excel - Khảo nghiệm cơ bản theo Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa 10TCN 558-2002 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - Phân tích chất lượng lúa gạo theo TCVN 1643:1992 - Khảo nghiệm sản xuất: Diện tích mỗi điểm ít nhất 1000m 2, áp dụng quy trình tiên tiến nhất của địa phương nơi khảo nghiệm, giống đối chứng là giống được gieo trồng phổ biến tại địa phương. 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện Địa điểm: Viện IAP và Viện Di truyền Nông nghiệp Thời gian thực hiện: 2007-2014. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sơ đồ chọn tạo giống siêu lúa NPT3, BQ và TQ14 Các giống lúa NPT3, BQ, và TQ14 độ ẩm 13 % được chiếu xạ bằng tia gamma nguồn C 0 60 ở liều lượng khác nhau. Do phát sinh nhiều dạng đột biến, chúng tôi tôi đã phân thành các dòng BQ, BQ1, BQ2, BQ3, BQ4, các dòng NPT-1, NPT-2, NPT-3, NPT4... và các dòng TQ1, TQ2, TQ3 TQ7, TQ8, TQ9 và TQ14. Các dòng ở vụ mùa NPT1 có thời gian sinh trưởng là 115 ngày, NPT2 là 115 ngày, NPT3 là 105-110 ngày. Dòng NPT3 được gọi là giống lúa siêu năng 2

suất vì có các yếu tố cấu thành năng suất rất cao như số hạt trên bông từ 450-600 hạt, chiều dài bông từ 27-35cm. Dòng BQ là dòng lúa chất lượng, năng suất ưu việt hơn so với các dòng khác và có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày). Còn trong các dòng TQ thì dòng TQ14 có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày) và nhiều đặc điểm ưu việt so với giống Bao Thai Hồng nên được đưa đi khảo nghiệm quốc gia. Dưới đây là sơ đồ chọn lọc 3 giống NPT3, BQ và TQ14 (Hình 1). Hình 1: Sơ đồ chọn lọc các giống lúa NPT3, BQ và TQ14 3.2. Kết quả chọn tạo giống siêu lúa NPT3, giống lúa chất lƣợng BQ và giống TQ14 3.2.1. Một số đặc điểm giống siêu lúa NPT3 và giống TQ4 Qua thí nghiệm nhiều vụ, chúng tôi thấy, đặc điểm nổi bật của giống NPT3 là thời gian sinh trưởng ngắn vụ đông Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 105-110 ngày tương đương với giống Khang Dân 18, ngắn hơn so với đối chứng ĐH18 từ 3-4 ngày; có dạng hình gọn, thân cứng, lá có màu xanh nhạt, bản lá dầy, cứng, phù hợp với khả năng thâm canh. NPT3 có tốc độ sinh trưởng và thời gian từ vào chắc đến chín nhanh, số hạt/bông nhiều, xê dịch từ 450-600 hạt /bông, dạng hạt nhỏ dài, xếp xít, mầu hạt vàng hơi xẫm, khối lượng 1000 hạt khoảng 17-18 gram, tỷ lệ lép trung bình 15-20% (Bảng 1). Bảng 1: Một số đặc điểm giống NPT3 tại Viện IAP Bình Xuyên Vĩnh Phúc năm 2014 Chỉ tiêu NPT3 ĐH18 KD18 Nhị ƣu 868 HYT100 Thiên nguyên ƣu 9 3

Thời gian sinh trưởng + Vụ xuân muộn (ngày) + Vụ mùa (ngày) 130-135 135-140 130-135 100-105 135-145 130-135 130 135 105-110 110-115 110-120 105-110 110-115 - Chiều cao cây 120-130 115-125 105-110 115-120 105-112 110-115 - Dạng cây V V gọn V gọn V gọn V gọn V gọn - Gốc lá đòng Hơi ngang Ngang thẳng Thẳng Thẳng Thẳng - Số hạt/ bông (hạt) 450-600 200-450 180-200 130-160 190-220 - Dạng hạt thóc Nhỏ dài, xếp xít Nhỏ xếp xít Nhỏ, xếp xít Dài, xếp xít Dài xếp xít Nhỏ, xếp xít - Tỷ lệ hạt lép (%) 15-20 20-25 12-14 10-12 12-15 12-15 - Khối lượng 1000 17-18 16-17 19-20 27-28 23-24 27-29 hạt (gam) - Năng suất (tạ/ha) 95-100 75-85 50-65 70 75 80-85 80-85 - Hàm lượng amyloza 15,9 16,5 26-27 16-17 20-21 16-17 (%) - Nhiệt độ hoá hồ Thấp Thấp cao Thấp Thấp Thấp - Độ phá hủy kiềm 4,8 4,8 4,9 4,2 3,9 4,3 - Tỷ lệ gạo lật 77,7 75,5 78,2 79,6 72,0 79,8 (%) - Tỷ lệ gạo xát (%) 70,5 69,5 70,2 70.4 70,8 65,6 - Chiều dài hạt gạo 6,3 6,1 5,7 6,8 7,0 6,4 (mm) - Tỷ lệ D/ R 2,79 2,69 2,7 2,85 3,05 2,3 Bảng 2: Một số đặc điểm giống BQ năm 2014 tại Bình Xuyên Vĩnh Phúc Chỉ tiêu BQ Giống QK KD18 Thời gian sinh trưởng + Vụ Xuân muộn (ngày) + Vụ Mùa (ngày) 125-130 105-110 140-145 115-120 130-135 100-105 - Chiều cao cây(cm) 105-110 110-120 105-110 - Dạng cây Vgọn V xòe V gọn - Gốc lá đòng Thẳng nghiêng thẳng - Số hạt/ bông ( hạt) 180-200 130-140 180-200 - Dạng hạt thóc Thon, nhỏ Bầu, xếp thưa Nhỏ, xếp xít - Tỷ lệ hạt lép (%) 10-12 12-15 12-14 - Khối lượng 1000 hạt (gam) 21-22 23-24 19-20 - Năng suất (tạ/ha) 65-70 60-65 50-65 - Hàm lượng amyloza (%) 16-18 20-22 26-27 - Độ phá hủy kiềm 3,3 3,8 4,9 - Tỷ lệ gạo lật (%) 80,0 80,1 79,8 - Tỷ lệ gạo xát (%) 66,7 64,2 70,2 - Chiều dài hạt gạo (mm) 5,67 5,65 5,7 - Tỷ lệ D/ R 2,9 2,65 2,7 Với giống BQ, qua thí nghiệm ở nhiều vụ khác nhau cho thấy giống BQ có thời gian sinh trưởng vụ Mùa ngắn hơn so với giống gốc QK là 5 ngày, dài hơn so với Khang Dân 18 là 5 ngày (Bảng 2). Tuy nhiên vụ Xuân ngắn hơn so với hai giống đối chứng từ 10-15 ngày. Thân cứng, lá có màu xanh nhạt, trỗ thoát hoàn toàn, hạt thóc thon nhỏ dài màu vàng sáng. Số hạt/bông hơn hẳn so với giống gốc và tương đương với giống Khang Dân (180-200 hạt). 4

Bảng 3: Một số đặc điểm giống TQ14 năm 2014 tại Viện IAP Bình Xuyên Vĩnh Phúc Chỉ tiêu TQ14 BTHồng KD18 Thời gian sinh trưởng + Vụ Xuân muộn (ngày) + Vụ Mùa (ngày) 130-135 105-110 - 140-145 130-135 100-105 - Chiều cao vụ mùa (cm) 105-110 110-115 105-110 - Dạng cây Vgọn V xòe V gọn - Gốc lá đòng Thẳng nghiêng thẳng - Số hạt/ bông ( hạt) 185-210 135-150 180-200 - Dạng hạt thóc Bầu, xếp sít Bầu, xếpthưa Nhỏ, xếp sít - Tỷ lệ hạt lép (%) 8-10 10-14 12-14 - Khối lượng 1000 hạt (gam) 21-22 21-22 18-19 - Năng suất (tạ/ha) 55-65 45-50 50-65 - Hàm lượng amyloza (%) 28 22 26-27 - Nhiệt độ hoá hồ cao Trung bình cao - Độ phá hủy kiềm 4,9 3,8 4,9 - Tỷ lệ gạo lật (%) 81,7 80,1-79,8 - Tỷ lệ gạo xát (%) 74,5 74,2 70,2 - Chiều dài hạt gạo (mm) 6,6 6,3 5,7 - Tỷ lệ D/ R 2,89 2,45 2,7 Đối với giống TQ14, qua thí nghiệm ở nhiều vụ khác nhau cho thấy giống TQ14 có thời gian sinh trưởng vụ Mùa tương đương với BT Hồng (110-115 ngày), dài hơn so với Khang Dân 18 là 5 ngày (Bảng 2). Tuy nhiên vụ Xuân ngắn hơn so với hai giống đối chứng từ 10-15 ngày; có dạng hình gọn, thân cứng, lá có màu xanh nhạt, bản lá dầy, cứng, phù hợp với khả năng thâm canh. Hạt của TQ14 là hạt bầu, xếp sít có số hạt/bông hơn hẳn so với Khang Dân 18 và BT Hồng (185-210 hạt), tỷ lệ lép trung bình từ 8-10% (Hình 2). Hình 2: Giống siêu lúa NPT3, giống BQ, TQ4 đƣợc chọn tạo từ đột biến 3.2.2. Năng suất của các giống lúa NPT3, BQ, và TQ14 Kết quả thí nghiệm tại Viện IAP trong 3 năm 2013-2015 cho thấy, giống siêu lúa NPT3 có năng suất trung bình cao hơn so với nhiều giống gốc, các giống lúa lai như Nhị ưu 868, Thiên nguyên ưu 9, HYT100 và đối chứng Khang dân 18. Số liệu được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4: Năng suất của giống NPT3 trong thí nghiệm so sánh tại Viện IAP, Thanh Hóa, Hải Dƣơng, Hà Tây, Nam Định và Vĩnh Phúc (tạ/ha) Dòng, giống Xuân Trung Mùa 2013 Xuân 2014 Mùa 2014 Xuân 2015 2013 bình NPT3 100,7 83,5 100,1 91,5 100,6 95,3 ĐH18 85,1 64,8 87,4 70,9 85,7 78,8 K. dân 18 67,5 55,6 65,4 54,7 65,2 61,7 (đ/c) Nhị ƣu 868 80,5 70,5 80,2 72,4 81,5 77,1 HYT100 82,6 73,5 83,4 73,8 84,2 79,5 5

Thiên 85,5 75,5 85,9 74,5 86,5 81,6 nguyên ƣu 9 CV (%) 4,8 6,6 7,4 5,3 7,5 LSD05 2,1 2,7 1,9 2,4 2,6 Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy, giống siêu lúa NPT3 có năng suất cao hơn hẳn so với các giống lúa lai. Trung bình là 95,3 tạ/ha trong khi đó các giống lúa lai của Trung Quốc như Nhi ưu 838, Thiên nguyên ưu 9 có năng suất trung bình từ 77,1-81,6 tạ/ha. Hình 3: Giống lúa thuần NPT3, lúa lai Nhị ƣu 868 và Thiên nguyên ƣu 9 Bảng 5: Năng suất của giống BQ, TQ14 trong thí nghiệm so sánh tại Viện IAP (tạ/ha) Dòng, giống Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân 2013 2013 2014 2014 2015 Trung bình (tạ/ha) BQ 80,2 72,5 80,5 73,2 82,5 77,8 TQ14 65,2 55,5 64,7 59,5 66,3 62,24 Nhị ƣu 868 80,5 70,5 80,2 72,4 81,5 77,1 BC15 75,5 65,7 75,8 64,5 75,2 71,3 K. dân 18 (đ/c) 67,5 55,6 65,4 54,7 65,2 61,7 CV (%) 4,9 6,8 7,8 7,3 7,4 LSD05 3,1 3,7 2,9 2,4 2,5 Qua kết quả ở bảng 5 cho thấy, giống BQ có năng suất tương đương với giống lúa lai Nhị ưu 868 với năng suất trung bình của giống BQ là 77,8 tạ/ha, hơn so với giống BC15 và các giống như TQ14, Khang Dân 18. Đối với giống TQ14, năng suất mặc dù kém so với giống BC15 nhưng hơn so với giống đối chứng Khang Dân 18. 3.2.3. Khả năng chống chịu của các giống BQ, NPT3 và TQ14 Trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng, NPT3 chống chịu khá với bệnh đạo ôn và rầy nâu, nhiễm nhẹ với bạc lá, bệnh khô vằn. Đặc biệt là khả năng chống đổ rất tốt, chịu rét tốt; ở vụ xuân 2010-2012, khi các giống khác hầu như chết rét thì giống NPT3 vẫn sinh trưởng tốt và phục hồi nhanh sau rét (Bảng 6). Bảng 6: Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính và điều kiện bất thuận của NPT3, BQ và TQ14 ở 2 vụ Mùa 2013-2014 Dòng, giống Đục thân Rầy nâu Đạo ôn Bạc lá Chống đổ Chịu nóng NPT3 1-3 1-3 1-3 3-5 1-3 3 ĐH18 1-3 3-5 3-5 3-5 3-5 3 Nhị ƣu 868 1-3 1-3 1-3 3-5 1-3 3 Thiên nguyên ƣu 9 1-3 1-3 1-3 3-5 1-3 3 HYT100 1-3 1-3 1-3 3-5 1-3 3 BQ 1-2 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3 TQ14 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3 1-3 Bao Thai Hồng 1-3 3-5 3-5 1-3 3-5 3-5 Khang Dân 18 3-5 3 3 3-5 3-5 5 6

(ĐC) Qua bảng 6 cho thấy, ba giống NPT3, BQ và TQ14 có khả năng chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính so với giống gốc và Khang Dân 18 là giống đang chiếm diện tích lớn trên Miền Bắc hiện nay. Đối với giống BQ, khả năng kháng bạc lá và đạo ôn tốt hơn so với các giống lúa lai và giống ĐC- Khang Dân 18. Ngoài việc đánh giá ngoài đồng ruộng, các giống NPT3, BQ và TQ14 cũng đã được đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính trong điều kiện nhân tạo. Kết quả trình bày ở bảng 7 cho thấy NPT3 và TQ14 bị nhiễm nhẹ rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Tuy nhiên, giống BQ kháng rất tốt bạc lá, đạo ôn so với các giống còn lại. Bảng 7: Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính trong điều kiện nhân tạo vụ xuân và mùa 2013 tại Viện IAP và Viện Bảo vệ thực vật Giống Rầy nâu Bạc lá Đạo ôn NPT3 1-3 3-5 1-3 Khang Dân 18 3-5 3-5 3-5 TQ14 3-5 2-3 2-3 BQ 1-3 1-2 1-2 Nguồn: Viện bảo vệ thực vật 3.2.4. Chất lƣợng giống NPT3, BQ và TQ14 Các giống NPT3, BQ và TQ14 được đánh giá chất lượng gạo. Kết quả trình bày ở bảng 8,9 và 10. Bảng 8: Một số chỉ tiêu chất lƣợng gạo của giống NPT3 vụ Xuân 2015 tại Cẩm Giàng Hải Dƣơng Tỷ lệ Chiều Hàm Tỷ lệ Tỷ lệ Tên gạo dài hạt Tỷ lệ lƣợng Độ ẩm gạo lật gạo xát giống nguyên gạo D/ R Amylose (%) (%) (%) (%) (mm) (%) Khang 79,8 70,2 84,5 5,68 2,72 26-27 13,5 dân 18 BC15 83,33 54,17 33,93 5,70 2,9 18-20 13,5 Thiên ưu 8 80,00 64,00 48,00 6,11 3,7 18-20 13,5 NPT3 77,7 71,5 78,2 6,12 2,69 15-16 13,5 BQ 80,00 66,67 48,00 5,67 2,9 16-18 13,5 TQ14 79,7 71,5 65,7 6,12 2,89 28-29 13,5 Nhị ƣu 79,1 67,5 56,3 868 6,2 2,3 23-25 13,5 HYT100 80,0 65,5 55,7 6,7 2,9 18-20 13,5 Thiên nguyên ƣu 9 79,5 64,1 54,7 6,9 3,0 20-22 13,5 Giống NPT3 có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn hẳn so với các giống lúa lai và hàm lượng amylase thấp hơn (15-16 %). So với các giống lúa thuần BC15, Thiên ưu 8 và Khang Dân 18 và các giống lúa lai Thiên ưu9, Nhị ưu 868. Do đó NPT3 vừa có năng suất cao hơn và chất lượng hơn so với một số giống lúa lai đang sản xuất đại trà hiện nay. Giống lúa BQ có các chỉ tiêu chất lượng tương đương với giống Thiên ưu 8 nhưng tỷ lệ cao xát và gạo nguyên đều cao hơn so giống BC15 do đó giống BQ được người dân rất ưa chuộng và sẽ thay thế giống BC15. 7

3.2.4. Diện tích, năng suất của NPT3, TQ4 tại một số điểm khảo nghiệm Bảng 11: Diện tích, năng suất của NPT3, TQ4 tại một số điểm khảo nghiệm 3 năm 2013- vu 2015 Diện tích, năng suất giống NPT3 tại một số điểm khảo nghiệm Địa Hà Vĩnh Hải Trunh bình điểm Nội Thanh Hóa Phúc Phòng Hải Dƣơng Năng suất 85,9 90,3 87,8 86,5 88,5 87,8 tạ/ha Diện tích 15 30 20 10 20 Diện tích, năng suất giống TQ14 tại một số điểm khảo nghiệm Địa Hà Vĩnh Hải Trunh bình điểm Nội Thanh Hóa Phúc Phòng Hải Dƣơng Năng suất 62,8 64,5 60,2 61,7 62,0 62,24 tạ/ha Diện tích 5,0 5,0 10,0 5,0 5,0 Diện tích, năng suất giống BQ tại một số điểm khảo nghiệm Địa Hà Vĩnh Hải Trunh bình điểm Nội Thanh Hóa Phúc Phòng Hải Dƣơng Năng suất 75,2 80,2 76,5 78,5 75,5 77,18 tạ/ha Diện tích 10 10 25 10 30 Qua bảng 10 cho thấy, trong 3 năm từ năm 2013-2015, diện tích khảo nghiệm sản xuất tại 5 tỉnh với với giống NPT3 là 95 ha, giống BQ là 85 ha, và giống TQ14 là 30 ha. Đối với giống NPT3, đây thực sự là giống siêu lúa có năng suất vượt trội còn hơn cả giống lúa lai của Trung Quốc như Nhị ưu 868, Thiên nguyên ưu 9, HYT100 với trung bình là 87,8 tạ ha, giống BQ trung bình là 77,18 ta/ha tương đương với lúa lai, và giống TQ14 trung bình là 62, 24 tạ/ha. Hai giống NPT3 và BQ đang làm thủ tục để công nhận giống trong năm 2015. IV. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Có thể sử dụng tia garma nguồn C 60 0 để sử lý hạt khô các giống lúa để tạo nên nguồn vật liệu khởi đầu phong phú cho công tác chọn tạo giống lúa. Liều lượng thích hợp nhất để tạo ra các giống lúa có năng suất cao, thích ứng dụng khi sử lý hạt khô, độ ẩm hạt 13% là 25-30krad. Qua chọn tạo, đã chọn tạo được 3 giống lúa là các giống NPT3, BQ và giống lúa TQ14. - Giống lúa NPT3 có những đặc điểm ưu việt nổi trội: + Giống NPT3 có thời gian sinh trưởng cực ngắn (105-110 ngày vụ mùa; 130-135 ngày trong vụ xuân), rất cứng cây, lá đứng, mầu sắc lá xanh đậm, phù hợp với khả năng thâm canh, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận đặc biệt các yếu ttố cấu thành năng suất đều vượt trội so với giống đối chứng và các giống đang sản xuất đại trà kể cả lúa lai như Nhị ưu 868, Thiên nguyên ưu 9, HYT100. NPT3 có độ thuần khá, tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất lý thuyết 12-14 tấn/ha, năng suất thực thu đạt 9-10 tấn, có chất lượng gạo ngon, hàm lượng amyloza từ 15-16 % nhưng có nhiệt độ hoá hồ cao nên cơm không dính. 8

+ Giống NPT3 thích hợp gieo trồng: trên chân đất vàn, chịu thâm canh và những chân đất có cơ cấu trồng lúa + màu, cấy ấy hai vụ Xuân muộn, Mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc trên các chân đất vàn và vàn cao. - Giống lúa BQ có chất lượng cao, năng suất trung bình đạt 75-80 tạ/ha tương đương với lúa lai, thời gian sinh trưởng ngắn ((105-110 ngày vụ mùa; 120-130), chất lượng gạo: hàm lượng amylose 16-18%, cơm ngon đậm để nguội vẫn dẻo hơn BC15 và đậm cơm hơn Thiên ưu 8. - Giống TQ14 là giống cảm ôn cây được 2 vụ/năm, có nhiều đặc điểm nông sinh học quý thích ứng rộng như Khang Dân18, có tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình đạt từ5,9 6,2 tấn/ha, thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày vụ Mùa; 130-135 ngày vụ Xuân), kháng sâu bệnh khá, chất lượng gạo phù hợp với công nghệ chế biến như bánh phở, mỳ tôm, bún, Ethanol (hàm lượng amyloza 28%). 4.2. Đề nghị: Cần tiếp tục khảo nghiệm DUS và khảo nghiệm sản xuất ở nhiều vùng sinh thái đặc biệt là hoàn thành quy trình công nghệ thâm canh tăng năng suất đối với giống lúa TQ14 để tiến tới công nhận giống trong thời gian tới. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thống kê của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VIII, 2013. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014. Niên giám thống kê về diện tích lúa 3. Tạ Minh Sơn, Nguyễn Tấn Hinh, Lê Vĩnh Thảo, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trương Văn Kính, Nghiễn Trọng Khanh, 2006. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa giai đoạn 2001-2005. Kỷ yếu Hội nghị tổng kết khoa học và công nghệ nông nghiệp 2001 2005. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Vũ Văn Liết, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Trần Thị Minh Ngọc, 2009. Kết quả đánh giá một số tổ hợp lai mới. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009: Tập 7, số 2: 158-165 5. Fu H.W, Li Y.F, Shu Q.Y, 2008. A revisit of mutation induction by gamma rays in rice: implications of microsatellite markers for quality control. Mol. Breed. DOI: 10.1007/s11032-008-9173-7. 6. IAEA/FAO, 2014 7. Martin A. J., Pippa. J., Madgwick L, Carlos B., Katie T., Antonio H.L., and Andrew and Phillips, 2009. Mutation discovery for crop improvement. J. Exp. Bot. 60 (10): 2817-2825. 8. Shu Q.Y, Lagoda P.J.L, 2007. Mutation techniques for gene discovery and crop improvement. Mol Plant Breed. 5: 193-195. 9. Talamè V, Bovina R, Sanguineti M.C, Tuberosa R, Lundqvist U, Salvi S, 2008. TILLMore, a resource for the discovery of chemically induced mutants in barley. Plant Biotechnology Journal, 6:477-485. Summary APPLICATION NUCLEAR ENERGY TO SELECT CREATION AND DEVELOPMENT OF SUPER RICE, GOOD QUALTY TO SUBSTITUTE IN INTERNAL Hybrid Rice Tran Duy Quy 1, Tran Duy Vuong 2, Tran Duy Duong 2, Bui Huy Thuy 2 1. Institute for Asian pacific science technology research co-operation 2. Institute of Agricultural Genetics (IAG) Three varieties NPT3, BQ and TQ14 were selected by irradiation ray source Garma C0 60 with dry seed, 13% grain moisture and created at 25-30krad. NPT3 is super rice varieties with characteristics such as: extremely short growing period (105-110 day crop; 130-135 days in the spring, the average yield of 9-10 tonnes /ha), quality, stem, leaf stand, suitable for intensive 9

capability, able to resist pests and unfavorable conditions especially the elements of productivity (amylase from 15-16%) and mass produced including hybrid rice as Nhi Uu 868, Thien Nguyen Uu 9, HYT100... BQ rice varieties were high quality, average productivity gain of 7.5-8.0 ton/ha, equivalent to hybrid rice, short growth period (105-110 days in summer season; 120-130 days in spring season), and quality rice: content 18-20% amylose, rice delicious, supple as BC15. TQ14 varieties was planted in 2 seasons/ year, with agricultural and biological characteristics as Khang Dan18 mutant with wide adaptation, high yield potential, the average gain from 5.9 to 6.2 tonnes / ha, short growth period (105-110 days in summer season, 130-135 days in spring season), insect resistance, quality of rice suitable for manufacturing technology like noodles, instant noodles, rice noodles, Ethanol.. Keywords: Irradiation technology, Garma-ray, disease, mutation, amylose content 10