KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

Đo lường các hoạt động kinh tế

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

The Magic of Flowers.

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH. ThS. BS. Đặng Trần Hùng Viện Tim TP.

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG

KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG HT6

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

CHƯƠNG 1. Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư: Những nhân tố làm biến động giá cổ phiếu

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC TRẦM TÍCH THÀNH TẠO CARBONATE TRƯỚC KAINOZOI MỎ HÀM RỒNG, ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG

11 Phân tích phương sai (Analysis of variance)

CONTENT IN THIS ISSUE

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

CHƯƠNG 9: DRAWING. Hình 1-1

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG HẠT NHÂN ĐỂ CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN SIÊU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG KHÁ THAY THẾ GIỐNG LÚA LAI NHẬP NỘI GS.TSKH.

KHUNG THỐNG KÊ VĂN HÓA UNESCO 2009 (FCS)

Ý nghĩa của trị số P trong nghiên cứu y học

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

Nghiên cứu tổng hợp phụ gia chống ăn mòn kim loại cho nhiên liệu sinh học pha etanol từ nguồn dầu thực vật phi thực phẩm

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH ÁP LỰC ĐẤT PHÙ HỢP CHO TƯỜNG VÂY HỐ ĐÀO SÂU

TRỞ LẠI TƯƠNG LAI: SỰ BẤT ỔN TẠI CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (PHẦN 1)

CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG)

BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 06/2013 ĐẾN THÁNG 01/2014 BS.

Sika at Work. Sika Vietnam Industrial Factory Projects in Vietnam. Các dự án Nhà máy Công nghiệp tại Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế và các đề xuất sửa đổi khung pháp lý về định giá rừng tại Việt Nam

Châu Á Thái Bình Dương

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình Dương Phòng phân tích kinh tế và xã hội khu vực (RESA) Tháng 12 năm 2014

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÁNG 1/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

BÁO CÁO TIỀN TỆ. Tháng / Số 37. Tóm tắt nội dung. Nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất VND liên ngân hàng. Lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO PARTICULAR CHARACTERISTICS OF SEA WATER OF CON DAO ISLAND

Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện

CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG TRẦM TÍCH TẦNG MẶT CÁC ĐẦM PHÁ VEN BỜ MIỀN TRUNG VIỆT NAM

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BIẾN CHỨNG NHỒI MÁU NÃO BẰNG HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

Nghiên cứu chế tạo blend giữa polypropylene (PP) và cao su butadiene acrylonitril (NBR)

Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

XÁC ĐỊNH TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ VÀ CẢM NHIỄM VIRUS DẠI Ở CHÓ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HI VÀ SSDHI

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG RENOVATION OF GROWTH MODEL

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES

THÁNG 2/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

APPENDIX 5C Profile of Key Projects

Transcription:

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP Nguyễn Đỗ Châu Giang 1 và Nguyễn Mỹ Hoa 1 ABSTRACT This study was carried out in potassium (K) deficiency risk areas in intensive triple rice soils to determine (i) different K fractions in soil, (ii) response of rice to K fertilizer and indegious soil K supply. Soil K fractions were analyzed on 10 sites in Cai Lay - Tien Giang and 10 sites in Cao Lanh - Dong Thap. Response of rice to K fertilizer and capacity of K supplying of soil were determined from K omission plot with K fertilizer application but optimum levels of Nitrogen (N) and Phosphorous (P) fertilizers were applied. The results showed that exchangeable K (0.63-2.71 mmol/kg) and nonexchangeable K (1.60-5.94 mmol/kg) was evaluated at low to medium-low ranking, but total K content was ranged at rich level. These results meant that although K potential in soil is high, available and slowly available K in soil is low; therefore it may result in K deficiency in rice. The result of response of rice to K fertilizer study showed that there was a significant yield increase in K fertilizer treatment compared to no K fertilizer treatment; however indegious K supply from soil was about the same in both with and without K fertilizer treatmenst. Because available K in soils was at low level, it is recommended that K fertilizer should be applied to maintain high yield and high soil K supply. Keywords: Exchangeable K, nonexchangeable K, total K, plant response to K fertilizer, Mekong Delta Title: Potassium supply and response of rice to K fertilizer in intensive triple rice cropping system in potassium deficiency risk areas in Cai Lay Tien Giang and Cao Lanh Đong Thap TÓM TẮT Đề tài được thực hiện trên vùng đất có khả năng thiếu kali (K) cao nhằm xác định các thành phần K trong đất, khảo sát sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K từ đất. Việc xác định các thành phần K trong đất được thực hiện trên 10 điểm ở Cai Lậy - Tiền Giang và 10 điểm ở Cao Lãnh - Đồng Tháp. Sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K cho cây lúa được khảo sát dựa vào kỹ thuật lô khuyết với nghiệm thức không bón K nhưng bón đủ đạm (N) và lân (P). Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng K trao đổi (0,63 2,71 mmol/kg) và K không trao đổi (1,60 5,94 mmol/kg) được đánh giá ở mức thấp đến trung bình thấp, nhưng hàm lượng K tổng số ở mức giàu. Kết quả này cho thấy tiềm năng K trong đất cao trong đó lượng K dễ hữu dụng thấp; vì thế có thể dẫn đến nguy cơ thiếu K cho nhu cầu của cây lúa. Kết quả sự đáp ứng của cây lúa đối với phân K cho thấy có sự gia tăng năng suất rõ rệt ở nghiệm thức có bón K so với nghiệm thức không bón K. Tuy nhiên, khả năng cung cấp K từ đất ở nghiệm thức có bón và không bón K tương đương nhau. Do hàm lượng K trao đổi và không trao đổi đạt 1 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, 108

thấp nên việc bón kali trên vùng đất này cũng cần được thực hiện để duy trì ổn định năng suất trong thời gian dài và duy trì khả năng cung cấp kali trong đất. Từ khóa: K trao đổi, K không trao đổi, K tổng số, sự đáp ứng đối với phân K, đồng bằng sông Cửu Long 1 MỞ ĐẦU Việc thâm canh ba vụ lúa trong năm mà không chú ý hoàn trả và bổ sung kali (K) cho đất trong thời gian dài có thể dẫn đến sự thiếu hụt K cho cây trồng (Nguyễn Mỹ Hoa, 2003). Theo Trần Quang Tuyến (2007) không bón phân K hoặc bón K với liều lượng thấp liên tục trong mười lăm năm liền, K trong đất sẽ bị huy động cạn kiệt. Điều này cho thấy khả năng cung cấp K ở một số nơi giảm thấp do việc không bón hoặc bón rất ít K trong một thời gian dài. Kết quả nghiên cứu sự đáp ứng của phân K trên lúa ở một số nước ở Đông Nam châu Á, Jiyun et al. (1999); Dobermann et al. (1998) đã cho thấy các vùng thiếu K cho cây trồng đang lan rộng do việc bón phân không cân đối, bón nhiều phân N, P nhưng bón ít phân K. Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ về sự thiếu K trong đất và K trong cây trên đất thâm canh 3 lúa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa et al. (2009) về bản liệt kê sự phân bố K trao đổi trong đất, đã chỉ ra các vùng đất có nguy cơ thiếu K ở ĐBSCL nhất là những vùng thâm canh lúa 3 vụ. Do đó đề tài được thực hiện nhằm khảo sát các thành phần K trong đất và sự đáp ứng của lúa đối với phân K ở Cao Lãnh - Đồng Tháp và Cai Lậy - Tiền Giang là vùng được xác định là có nguy cơ thiếu K cao, từ đó có biện pháp quản lý chất K phù hợp, duy trì bền vững khả năng cung cấp K trong đất thâm canh lúa. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khả năng cung cấp K được đánh giá dựa vào việc xác định các thành phần kali trong đất, xác định sự đáp ứng của cây lúa đối với phân kali và khả năng cung cấp kali từ đất dựa vào kỹ thuật lô khuyết theo Dobermann and Fairhurst (2000). 2.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện vào vụ Đông Xuân 2009-2010 trên đất phù sa canh tác 3 vụ lúa ở 20 điểm; trong đó 10 điểm ở xã Phú Nhuận, Cai Lậy - Tiền Giang và 10 điểm ở Cao Lãnh - Đồng Tháp bao gồm 6 điểm ở xã Mỹ Thọ và 4 điểm ở xã Tân Hội Trung. 2.2 Khảo sát các thành phần kali trong đất Các thành phần kali khảo sát bao gồm: (i) K tổng số vô cơ hóa bằng hỗn hợp HClO 4 và HF, trong đó đối với K tổng số được thực hiện trên 10 mẫu đất ở vùng nghiên cứu và được đánh giá dựa vào thang đánh giá của Kyuma (1976), (ii) K không trao đổi trích bằng dung dịch HNO 3 1N đun nóng và được đánh giá theo bảng phân cấp của Kemmler (1980), và (iii) K trao đổi trích bằng dung dịch Amonium Acetat (NH 4 OAc) 1N ở ph 7 và được đánh giá dựa vào bảng phân cấp cho vùng Đông Nam Á theo Kawaguchi and Kyuma (1977). Tất cả mẫu khảo sát 109

thành phần K được đo trên máy hấp thu nguyên tử bằng hỗn hợp khí acetylene ở bước sóng 766 nm. 2.3 Khảo sát sự đáp ứng của lúa đối với phân kali Sự đáp ứng của lúa đối với phân K được khảo sát bằng kỹ thuật lô khuyết theo Dobermann and Fairhurst (2000) trên 20 điểm trồng lúa 3 vụ ở Cai Lậy - Tiền Giang và Cao Lãnh - Đồng Tháp. Ở mỗi điểm nghiên cứu trên ruộng nông dân bố trí lô khuyết không bón phân kali, chỉ bón N và P với kích thước 2 x 2 m 2. Phần diện tích còn lại bón đủ N, P, K theo kỹ thuật canh tác của nông dân. Mỗi điểm nghiên cứu trên ruộng nông dân được xem là các lần lặp lại. Ở mỗi điểm thí nghiệm mẫu được lấy 3 lần lặp lại. Chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Năng suất thực tế và sinh khối khô của lúa. Số liệu thu thập trong thí nghiệm được phân tích t-test giữa nghiệm thức có bón K trên ruộng nông và trên lô khuyết không bón phân K. 2.4 Đánh giá khả năng cung cấp kali từ đất Khả năng cung cấp K của đất được xem là tổng lượng K cây hút thu được trong điều kiện không bón K nhưng bón đủ N và P. Mẫu thu được từ bố trí thí nghiệm như đã trình bày phần trên (mục 2.3) được phân tích K trong lúa. Kết quả khả năng cung cấp K được kiểm định t-test giữa nghiệm thức có bón và không bón K. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm canh tác và đặc tính đất vùng nghiên cứu Huyện Cai Lậy - Tiền Giang và Cao Lãnh - Đồng Tháp là vùng thâm canh 3 vụ lúa trên năm. Thời vụ xuống giống tập trung vào tháng 11 đối với vụ Đông Xuân (ĐX), vào tháng 2 ở vụ Xuân Hè (XH) và vụ Hè Thu (HT) vào tháng 5. Giống lúa nông dân chuyên trồng là IR50404 và lượng giống sử dụng cao hơn khuyến cáo ở mức 180 kg/ha. Năng suất bình quân đạt từ 5,2 8,3 tấn/ha và năng suất vụ ĐX thường cao hơn 2 vụ còn lại trung bình 7 tấn/ha. Hầu hết nông dân tranh thủ xả lũ vào thời gian ngập từ 1-2 tháng (từ tháng 9 10 dương lịch) sau khi kết thúc vụ HT. Mức độ ngập tại Cai Lậy, Tiền Giang dao động 20 60 cm trong đó ở vị trí TG4 và TG5 ngập thấp (20 cm); còn tại Cao Lãnh, Đồng Tháp ngập cao hơn, trung bình 80 cm trong đó có điểm ngập đến 120 cm. Rơm rạ xử lý chủ yếu là cày vùi và rải đốt qua 3 vụ canh tác lúa; chỉ riêng vụ HT nông dân ở một số điểm mang rơm ra khỏi ruộng (điểm ĐT7, ĐT8, ĐT9 và ĐT10) để sử dụng trồng nấm rơm. Dạng phân K được sử dụng chủ yếu là phân vô cơ: KCl và NPK (16 16 8). Qua 3 vụ canh tác lượng phân N, P, K sử dụng cao hơn mức khuyến cáo (100-60-30) phổ biến: > 110 N (khoảng 120-150 kgn/ha), 80 kg P 2 O 5 /ha và 40 kg K 2 O/ha. Kết quả khảo sát đặc tính đất tại một số điểm (10 điểm) thuộc vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 1 cho thấy ph (H20) được đánh giá là chua ít. 110

Bảng 1: Một số tính chất của đất tại vùng nghiên cứu Mẫu ph H2O EC Thành phần cơ giới đất (1:5) (ms/cm) % cát % thịt % sét Sa cấu TG1 5,1 0,66 0,55 33,5 65.95 Sét TG4 4,1 1,03 0,53 36,06 63,41 Sét TG5 4,8 1,01 - - - - TG8 4,2 1,37 - - - - TG9 4,2 1,64 - - - - ĐT1 5,3 0,19 - - - - ĐT2 5,0 0,25 - - - - ĐT4 5,3 0,25 0,25 37,58 62,16 Sét ĐT8 5,0 0,23 - - - - ĐT10 4,8 0,33 0,39 37,23 62,38 Sét Giá trị ph và EC nhìn chung thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, EC cao tại các vị trí TG5 (1,01 ms/cm), TG8 (1,37 ms/cm), TG9 (1,64 ms/cm) có thể do nông dân sử dụng phân khoáng trong nhiều năm không chú trọng sử dụng phân hữu cơ. Đất ở các điểm có sa cấu sét và được xác định thành phần cơ giới ở các điểm TG1, TG4, ĐT4 và ĐT10 ở 2 vùng nghiên cứu. 3.2 Hàm lượng các dạng kali (K) trong đất 3.2.1 Hàm lượng K tổng số trong đất Qua kết quả trình bày bảng 2, phần trăm kali tổng số (%K) trên các loại đất Cai Lậy - Tiền Giang trung bình đạt 2,28 % và ở Cao Lãnh - Đồng Tháp, %K tổng số trung bình ở mức 2,04 % được đánh giá ở mức giàu. Bảng 2: Hàm lượng kali tổng số tại một số điểm thuộc vùng nghiên cứu Kali tổng số (%) Đánh giá TG1 3,75 Giàu TG4 2,15 Giàu TG5 2,02 Giàu TG8 2,08 Giàu TG9 1,39 Khá Trung bình 2,28 ± 0,88 Giàu ĐT1 2,38 Giàu ĐT2 2,21 Giàu ĐT4 2,20 Giàu ĐT8 1,81 Giàu ĐT10 1,62 Khá Trung bình 2,04 ± 0,32 Giàu Ghi chú: giá trị trung bình được trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn Hàm lượng K tổng số phụ thuộc vào sa cấu đất và loại khoáng sét. Hàm lượng K tổng số tại vùng nghiên cứu cao là do đây là vùng đất có sa cấu sét. Theo kết quả nghiên cứu của Brinkman (1985) thành phần khoáng chất của đất phù sa ở ĐBSCL là khoáng Illite chiếm 50%. Khoáng này có khả năng giữ K giữa hai lá sét cao do đó có tiềm năng cung cấp K lâu dài cho cây lúa, giúp duy trì nguồn K trong đất. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2003), về hàm lượng K 111

trên một số nhóm đất chính ở ĐBSCL, hàm lượng K tổng số trên nhóm đất nhiễm mặn, đất phù sa, đất phèn, đất phù sa cổ, đất thịt và đất cát (0,64-1,85 %K). 3.2.2 Hàm lượng K không trao đổi trong đất K không trao đổi là dạng K có tỷ lệ cao thứ 2 trong đất và là dạng K bị kiềm giữ giữa các phiến sét và được dự trữ trong đất cung cấp theo thời gian cho cây trồng. Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy hàm lượng K không trao đổi tại Cai Lậy - Tiền Giang đạt ở mức trung bình thấp trên các điểm khảo sát (trung bình 4,99 mmol/kg), riêng điểm TG3 được đánh giá ở mức thấp. Hàm lượng K không trao đổi tại Cao Lãnh - Đồng Tháp được đánh giá là thấp chiếm đa số ở các mẫu khảo sát (trung bình 2,43 mmol/kg). So với kết quả phân tích trên một số nhóm đất chính ở ĐBSCL theo Nguyễn Mỹ Hoa (2003) cho thấy hàm lượng K không trao đổi ở Cai Lậy - Tiền Giang (4,99 mmol/kg) thấp hơn các nhóm đất nhiễm mặn (17,7 mmol/kg), đất phù sa (7,4 mmol/kg) nhưng cao hơn các nhóm đất phèn (4,3 mmol/kg), đất phù sa cổ (3,7 mmol/kg), đất thịt và đất cát (3,2 mmol/kg). Tuy nhiên, hàm lượng trung bình K không trao đổi ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (2,43 mmol/kg) thấp hơn so với các nhóm đất trên. Kết quả này cho thấy do việc bón ít K hoặc không chú ý hoàn trả K cho đất từ kỹ thuật canh tác trong thời gian dài trên vùng đất canh tác lúa 3 vụ đã làm giảm thấp hàm lượng K không trao đổi trong đất, giảm thấp tiềm năng cung cấp K từ nguồn chậm hữu dụng. Bảng 3: Hàm lượng kali không trao đổi trong đất Kali không trao đổi Đánh giá theo Kemmler (mmol/kg) (1980) TG1 5,94 Trung bình thấp TG2 4,88 Trung bình thấp TG3 3,66 Thấp TG4 4,77 Trung bình thấp TG5 5,12 Trung bình thấp TG6 4,77 Trung bình thấp TG7 4,83 Trung bình thấp TG8 5,55 Trung bình thấp TG9 4,71 Trung bình thấp TG10 5,64 Trung bình thấp Trung bình 4,99 ± 0,63 Trung bình thấp ĐT1 2,82 Thấp ĐT2 3,35 Thấp ĐT3 3,06 Thấp ĐT4 2,68 Thấp ĐT5 1,98 Thấp ĐT6 2,50 Thấp ĐT7 2,56 Thấp ĐT8 1,60 Rất thấp ĐT9 1,92 Thấp ĐT10 1,82 Thấp Trung bình 2,43 ± 0,58 Thấp Ghi chú: giá trị trung bình được trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn 112

3.2.3 Hàm lượng K trao đổi Đánh giá hàm lượng K trao đổi nhằm đánh giá khả năng cung cấp K dễ hữu dụng cho cây vì đây là lượng K có tương quan chặt với sự thu hút K bởi cây trồng. Kết quả phân tích trình bày ở Bảng 4 cho thấy hàm lượng K trao đổi tại Cai Lậy - Tiền Giang ở mức trung bình thấp với hàm lượng 2,03 mmol/kg và được đánh giá có thể đáp ứng thấp với phân K (Nguyễn Mỹ Hoa, 2003). Ở các điểm thuộc Cao Lãnh - Đồng Tháp hàm lượng K trao đổi trung bình 1,25 mmmol/kg, được đánh giá ở mức thấp và theo thang đánh giá của Nguyễn Mỹ Hoa (2003) cho thấy đây là vùng có thể thiếu K, với hàm lượng K trao đổi <2 mmol/kg. Theo kết quả sa cấu đất (Bảng 1) cho thấy đất ở Cai Lậy - Tiền Giang (tỉ lệ % sét:thịt:cát là 65,9:33,5:0,55) có thành phần sét cao hơn so với đất ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (sét:thịt:cát là 62,38:37,23:0,39); cũng như theo Brinkman (1985) các nhóm đất ĐBSCL có sét Illite là chủ yếu cho thấy hàm lượng K trong thành phần thịt thường thấp hơn so với thành phần sét. Điều này cho thấy hàm lượng K trong đất tại Cai Lậy - Tiền Giang thường cao hơn so với Cao Lãnh - Đồng Tháp. Bảng 4: Đánh giá hàm lượng kali trao đổi trong đất tại vùng nghiên cứu Kali trao đổi (mmol/kg) Đánh giá TG1 2,08 Trung bình thấp TG2 1,42 Thấp TG3 1,52 Trung bình thấp TG4 2,71 Trung bình thấp TG5 1,74 Trung bình thấp TG6 2,64 Trung bình thấp TG7 2,03 Trung bình thấp TG8 1,81 Trung bình thấp TG9 2,03 Trung bình thấp TG10 2,27 Trung bình thấp Trung bình 2,02 ± 0,58 Trung bình thấp ĐT1 1,50 Trung bình thấp ĐT2 1,95 Trung bình thấp ĐT3 1,91 Trung bình thấp ĐT4 1,12 Thấp ĐT5 1,54 Trung bình thấp ĐT6 1,42 Thấp ĐT7 0,82 Thấp ĐT8 0,63 Thấp ĐT9 0,84 Thấp ĐT10 0,72 Thấp Trung bình 1,25 ± 0,49 Thấp Ghi chú: giá trị trung bình được trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2003) trên một số nhóm đất chính ở ĐBSCL, hàm lượng K trao đổi ở Cai Lậy - Tiền Giang (2,02 mmol/kg) cao hơn nhóm đất phù sa cổ (1,6 mmol/kg), và nhóm đất thịt và đất cát (1,0 mmol/kg) nhưng thấp hơn các nhóm đất phèn, đất phù sa, đất mặn (2,7-8,3 mmol/kg). Hàm lượng K trao đổi ở Cao Lãnh - Đồng Tháp (1,25 mmol/kg) thấp 113

hơn tất cả các nhóm đất, trừ nhóm đất thịt và đất cát. Trong thực tế ở vụ lúa ĐX, tại Cao Lãnh - Đồng Tháp phân K được sử dụng với lượng 45 kg K 2 O/ha cao hơn so với Cai Lậy - Tiền Giang (30 kg K 2 O/ha), điều này có thể cho thấy do hàm lượng K trao đổi thấp ở Cao Lãnh - Đồng Tháp nên nông dân sử dụng phân K khá cao. Hàm lượng K trao đổi thấp do cơ cấu lúa 3 vụ, cây lúa lại thường xuyên hút K từ đất. Thêm vào đó thời gian nghỉ của đất rất ít, và thời gian xả lũ ngắn nên khả năng phóng thích K từ dạng không trao đổi sang dạng trao đổi là rất thấp (ở các điểm ĐT7, ĐT8, ĐT9, ĐT10), đồng thời không có sự hoàn trả K từ các vụ trước. Kết quả đánh giá về hàm lượng K trao đổi trong đất ở các điểm khảo sát trên (trung bình 1,63 mmol/kg) cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa et al. (2009). Theo kết quả nghiên cứu này, ở cơ cấu 3 lúa có lượng K trao đổi thấp, nghĩa là có nguy cơ thiếu K cho nhu cầu của cây trồng. Điều này cho thấy sự giảm thấp hàm lượng K trao đổi trong đất đang diễn ra trên vùng thâm canh lúa 3 vụ, cần được quan tâm trong việc quản lý bền vững nguồn tài nguyên K trong đất. 3.3 Khảo sát sự đáp ứng cây trồng đối với phân kali 3.3.1 Sinh khối rơm khô tại vùng nghiên cứu Bảng 5: Sự khác biệt sinh khối rơm khô trung bình giữa nghiệm thức có bón và không bón kali Sinh khối rơm khô (tấn/ha) Có bón kali Không bón kali T test Cai Lậy-Tiền Giang TG1 7,20 6,54 ns TG2 6,51 6,31 ns TG3 5,76 5,36 ns TG4 6,05 5,52 * TG5 6,24 5,50 * TG6 5,80 5,57 ns TG7 5,33 5,07 ns TG8 5,23 4,90 ns TG9 6,34 5,77 ns TG10 5,99 5,58 ns Trung bình 5,17 ± 0,58 5,02 ± 0,50 * Cao Lãnh-Đồng Tháp ĐT1 6,03 5,69 ns ĐT2 5,65 5,42 ns ĐT3 4,66 4,77 ns ĐT4 5,58 5,26 ns ĐT5 4,77 4,75 ns ĐT6 4,90 4,81 ns ĐT7 5,42 5,25 ns ĐT8 6,17 5,72 * ĐT9 4,30 4,49 ns ĐT10 4,80 4,43 ns Trung bình 5,23 ± 0,63 5,06 ± 0,47 * Ghi chú: * khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns (no significant) không khác biệt; giá trị trung bình được trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn 114

Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy sinh khối rơm khô ở các điểm TG4, TG5 và ĐT8 có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa nghiệm thức có bón và không bón K. Ở vị trí TG4 và TG5 có mức độ ngập lũ thấp nhất, khoảng 20 cm. Còn ở vị trí ĐT8 có hàm lượng K trao đổi trong đất thấp và trong canh tác người dân không hoàn trả rơm lại cho đất. Các vị trí còn lại không có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức có bón và không bón K, mặc dù ở nghiệm thức có bón sinh khối cao hơn. Điều này có thể do đây là vụ ĐX đất được nghỉ sau lũ kết hợp với lượng K mang đến từ phù sa đã làm tăng đáng kể lượng K hữu dụng trong đất. Tuy nhiên, sinh khối rơm khô trung bình của cả vùng nghiên cứu có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó cần bón bổ sung K để hạn chế sự thiếu K trong thời gian dài canh tác trong vùng này. 3.3.2 Năng suất hạt tại vùng nghiên cứu Kết quả năng suất lúa tại vùng nghiên cứu ở Bảng 6 cho thấy nhìn chung ở các điểm không có sự khác biệt ở nghiệm thức có bón và không bón K, ngoại trừ ở các điểm TG4, TG5, ĐT8 và ĐT9 có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, năng suất trung bình của cả 2 vùng nghiên cứu khi qua kiểm định có sự khác biệt ý nghĩa. Năng suất trung bình ở Cai Lậy Tiền Giang và Cao Lãnh - Đồng Tháp lần lượt là 6,97 tấn/ha và 6,14 tấn/ha trong điều kiện có bón K; và trong điều kiện không bón K năng suất tương ứng là 6,48 tấn/ha và 5,88 tấn/ha. Điều này cho thấy nhìn chung năng suất gia tăng có ý nghĩa thống kê khi bón phân K ở 2 vùng nghiên cứu. Bảng 6: Sự khác biệt năng suất lúa trung bình giữa nghiệm thức có bón và không bón kali Năng suất hạt lúa (tấn/ha) Có bón kali Không bón kali T test TG1 8,38 7,61 ns TG2 7,57 7,34 ns TG3 6,69 6,23 ns TG4 7,04 6,42 * TG5 7,26 6,40 * TG6 6,74 6,48 ns TG7 6,19 5,89 ns TG8 6,09 5,70 ns TG9 7,37 6,71 ns TG10 6,35 6,07 ns Trung bình 6,97 ± 0,71 6,48 ± 0,60 * ĐT1 7,01 6,62 ns ĐT2 6,57 6,31 ns ĐT3 5,59 5,54 ns ĐT4 6,49 6,12 ns ĐT5 5,55 5,52 ns ĐT6 5,70 5,60 ns ĐT7 6,30 6,10 ns ĐT8 7,08 6,51 * ĐT9 5,47 5,23 * ĐT10 5,59 5,28 ns Trung bình 6,14 ± 0,63 5,88 ± 0,51 * Ghi chú: * khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns (no significant) không khác biệt; giá trị trung bình được trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn 115

3.4 Đánh giá khả năng cung cấp kali từ đất Khả năng cung cấp K từ đất là lượng K cây hút thu ở điều kiện không bón K nhưng bón đủ N, P và tùy thuộc vào lượng K hữu dụng cũng như khả năng đệm K của đất. Ở bảng 7 cho thấy không có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức có bón và không bón K ở cả hai vị trí nghiên cứu (123,6 kg/ha so với 117,2 kg/ha và 105,4 kg/ha so với 98,7 kg/ha) nhưng có 11 điểm trong tổng số các điểm khảo sát có khác biệt ý nghĩa 5% giữa nghiệm thức có bón và không bón K tại các điểm như TG1, TG3, TG4, TG5, TG6, TG7, TG8, ĐT1, ĐT5, ĐT6, ĐT7. Kết quả này cho thấy K cung cấp cho cây trồng trong điều kiện có bón phân K tương đương như không bón phân K. Bảng 7: Sự khác biệt tổng thu hút kali trung bình giữa nghiệm thức có bón và không bón kali Tổng kali do lúa thu hút (kgk/ha) Có bón kali Không bón kali T test TG1 178,0 123,8 * TG2 124,9 111,2 ns TG3 122,4 116,8 * TG4 155,9 133,3 * TG5 130,5 122,5 * TG6 129,1 104,1 * TG7 102,0 127,5 * TG8 98,6 119,5 * TG9 109,3 116,2 ns TG10 85,3 97,3 ns Trung bình 123,6 ± 27,6 117,2 ± 10,8 ns ĐT1 113,0 91,6 * ĐT2 126,7 125,4 ns ĐT3 98,6 109,3 ns ĐT4 106,0 104,1 ns ĐT5 67,8 72,4 * ĐT6 94,7 80,5 * ĐT7 110,9 95,9 * ĐT8 104,7 92,3 ns ĐT9 119,4 112,7 ns ĐT10 112,3 102,8 ns Trung bình 105,4 ± 16,2 98,7 ± 15,6 ns Ghi chú: * khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%; ns (no significant) không khác biệt; giá trị trung bình được trình bày là: trung bình ± độ lệch chuẩn Tóm lại, ở vùng nghiên cứu hàm lượng K không trao đổi và K trao đổi được đánh giá ở mức thấp, có thể thiếu kali cho cây trồng. Nhìn chung năng suất gia tăng có ý nghĩa thống kê ở điều bón phân K so với không bón phân K mặc dù sự khác biệt này không rõ rệt ở từng điểm thí nghiệm. Do đó, qua kết quả khảo sát bước đầu cho thấy cần chú ý bổ sung phân K trên đất có hàm lượng kali trao đổi thấp ở vùng khảo sát. 116

4 KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu các thành phần K trong đất cho thấy hàm lượng K trao đổi thấp nhưng kết quả K tổng số ở mức giàu chứng tỏ tiềm năng K trong đất cao nhưng lượng K dễ hữu dụng thấp. Kết quả khảo sát sự đáp ứng của lúa đối với phân K và khả năng cung cấp K từ đất cho thấy ở nghiệm thức có bón phân K có sự gia tăng năng suất so với nghiệm thức không bón phân K mặc dù năng suất ở từng điểm chưa khác biệt rõ rệt. Khả năng cung cấp K từ đất tương đương nhau ở nghiệm thức có bón và không bón K. Hàm lượng K trao đổi và không trao đổi đạt thấp nên việc bón K trên vùng đất này cũng cần được thực hiện. Việc nghiên cứu khả năng đệm kali cho cây trồng cũng cần được thực hiện làm cơ sở lý giải cho sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân kali trên vùng đất này và làm cơ sở cho việc quản lý phù hợp chất kali trong đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brinkman, R., Ve, N.B., Tinh, T. K., Hau, D.P., and Mensvoot, M.E.F. 1985. Acid sunphate materials in the Western MeKong Delta, Viet Nam. Mision report VH10 project. Dobermann A., K.G. Cassman, C.P. Mamaril, and J.E. Sheehy. 1998. Management of phosphorus, potassium and sulfur in intensive, irrigated lowland rice. Field Crops Res. 56:113-138. Dobermann,A., and T.H.Fairhurst. 2000. Rice: nutrient disorders and nutrient management. Potash & Phosphate Institute, Potash & Phosphate Institute of Canada and International Rice Research Institute. Jiyun Jin, Lin Bao, and Zhang Weili. 1999. Improving nutrient management for sustainable development of agriculture in China. In: Smaling, E.M.A., O. Oenema and L.O. Fresco. (eds.) Nutrient disequilibria in agroecosystems. Concepts and case studies. CABI Publishing. University Press, Cambridge. UK. p. 157-174. Nguyễn Mỹ Hoa. 2003. Các thành phần kali trong đất và khả năng cung cấp kali trích bằng resin ở một số nhóm đất chính vùng ĐBSCL. Nguyễn Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Hồng Điệp và Đặng Duy Minh, 2009. Sự phân bố trong không gian hàm lượng kali trao đổi trên các vùng đất thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long-ứng dụng kỹ thuật GIS. Tạp chí Khoa học đất Việt Nam số 31. Trang 24-29. Kawaguchi K and K Kyuma. 1977. Paddy soils in tropical Asia. Univ. Hawaii Press, Honnolulu. Kemmler, G. 1980. Potassium deficiency in soils of the tropics as a constraint to food production. In Priorities for alleviating soil-related constraints to food production in the tropics, pp.253-276. International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines. Kyuma, K. 1976. Paddy soils in the Mekong Delta of Vietnam. Discussion Paper 85. Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University, Kyoto. p.77. Trần Quang Tuyến, 2007. Tổng hợp kết quả nghiên cứu dài hạn N, P, K trên đất phù sa canh tác lúa cao sản. p 10 20. 117