ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BIẾN CHỨNG NHỒI MÁU NÃO BẰNG HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH. ThS. BS. Đặng Trần Hùng Viện Tim TP.

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

Đo lường các hoạt động kinh tế

The Magic of Flowers.

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 06/2013 ĐẾN THÁNG 01/2014 BS.

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

CHƯƠNG 1. Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư: Những nhân tố làm biến động giá cổ phiếu

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

Southlake, DFW TEXAS

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

Ý nghĩa của trị số P trong nghiên cứu y học

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

CONTENT IN THIS ISSUE

HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ ĐỘT QỤY BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115. TS.BS Nguyễn Huy Thắng

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

11 Phân tích phương sai (Analysis of variance)

CHƯƠNG 9: DRAWING. Hình 1-1

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ AN THẦN CỦA PROPOFOL CÓ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH KẾT HỢP VỚI FENTANYL TRONG ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG Ở TRẺ EM THEO MỤC TIÊU SỚM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Quang, Phùng

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

Chương 16. Dự báo kinh tế

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

Bùi Xuân Phúc-Nguyễn Thành Tâm

CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nghiên cứu chế tạo blend giữa polypropylene (PP) và cao su butadiene acrylonitril (NBR)

Chương 19. Các biến giải thích ngẫu nhiên và phương pháp biến công cụ

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

KHUNG THỐNG KÊ VĂN HÓA UNESCO 2009 (FCS)

Trường Công Boston 2017

KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG HT6

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG RENOVATION OF GROWTH MODEL

BÁO CÁO TIỀN TỆ. Tháng / Số 37. Tóm tắt nội dung. Nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất VND liên ngân hàng. Lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẮC MẠCH HÓA CHẤT SỬ DỤNG HẠT VI CẦU DC BEADS

NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

TRỞ LẠI TƯƠNG LAI: SỰ BẤT ỔN TẠI CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (PHẦN 1)

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH ÁP LỰC ĐẤT PHÙ HỢP CHO TƯỜNG VÂY HỐ ĐÀO SÂU

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

ARCGIS ONLINE FOR ORGANIZATION

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này.

Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình Dương Phòng phân tích kinh tế và xã hội khu vực (RESA) Tháng 12 năm 2014

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES

Transcription:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LERCANIDIPINE Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP BIẾN CHỨNG NHỒI MÁU NÃO BẰNG HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ Cao Thúc Sinh*, Huỳnh Văn Minh**, Trần Văn Huy*** * ĐH Y Vinh,** ĐH Y Dược Huế, *** BVĐK Khánh Hòa Tóm tắt Mục đích: Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và tác dụng phụ của Lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu não do tăng huyết áp bằng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh nhân THA biến chứng nhồi máu não được theo dõi HA lưu động 24 giờ trong tuần đầu, sau đó dùng lercanidipine 20 mg/ngày 4 tuần rồi mang máy đo HA lưu động lần 2. Chương trình đo 30 phút một lần vào thời gian ngày (từ 6am - 10pm) và 60 phút một lần vào ban đêm (10pm-6am). Kết quả: Sau 4 tuần dùng Lercanidipine, HA ở bệnh nhân THA có biến chứng nhồi máu não giảm có ý nghĩa (p<0,001): 16 ± 11/ 8 ± 9 mmmhg đối với TB HA 24 giờ; 17 ± 12/ 8 ± 10 mmhg đối với TB HA ngày và 12 ±17 /7 ± 12 mmhg đối với TB HA ban đêm.tỷ lệ đáp ứng là 51,2% đối với HATT, 39,5% đối với HATTr và tỷ lệ bình thường hoá là 44,2%. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm và tỷ lệ quá tải HA giảm có ý nghĩa. Tỷ lệ BN có tác dụng phụ là 6,9% Kết luận: Lercanidipine làm giảm có ý nghĩa TB HA 24 giờ, ban ngày, ban đêm ở bệnh nhân THA có biến chứng nhồi máu não. Đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc bằng theo dõi HA lưu động 24 giờ đáng tin cậy và nhiều lợi ích hơn đo HA lâm sàng. Lercanidipine có tác dụng kéo dài 24 giờ làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ vọt HA sáng sớm và tỷ lệ quá tải HA. Tỷ lệ tác dụng phụ của Lercanidipine thấp. Abstract EVALUATION OF LERCANIDIPNE'S EFFECT IN HYPERTENSIVE PATIENT COMPLICATING CEREBRAL ISCHEMIC STROKE BY AMBULATORY BLOOD PRESSURE MONITORING Aim: Evaluation the effects of blood pressure reduction and adverse effects of lercanidipine in hypertensive patients complicating ischemic stroke in acute phrase by ABPM s' technique Methods: 43 hypertensive patients with complications of cerebral infarction were followed up 24-hour BP (ABPM) in the first week, then use lercanidipine 20 mg / day for 4 weeks and then take the second ABPM. The program measured every 30 minutes at a time day ( 6am 10pm) and 60 minutes at night (10pm-6am). Results: After 4 weeks taking lercanidipine, BP in hypertensive patients with complications of cerebral infarction was significantly reduced (p <0.001): 16 ± 11/8 ± 9 mmmhg for 24 hours blood pressure, 17 ± 12/8 ± 10 mmhg for time day and 12 ± 17/7 ± 12 mmhg for night. The response rate was 51.2% for SBP, 39.5% for DBP and the normalized rate is 44.2%. The early morning BP ratio and overload ratio was significantly reduced. The rate of patients with adverse events was 6.9% Conclusion: Lercanidipine significantly reduced 24-h BP, daytime, night in hypertensive patients with complications of cerebral infarction. Evaluation of the effects of the drug by ABPM is reliable and more benefits of clinical BP measurement. Lercanidipine effect lasting 24 hours and significantly reduced the rate of early morning and BP overload rate. The rate of side effects of lercanidipine is low. Keywords: ABPM (ambulatory blood pressure monitoring), hypertension, Smoothness index morning surge, cerebral ischemic stroke, lercanidipine, response rate, T/P ratio I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu não, bởi vậy việc kiểm soát tốt

huyết áp giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế và tái phát nhằm giảm chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. Hiện nay,nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp được sử dụng trong điều trị, mỗi loại có những ưu, nhược điểm về dược lý và hiệu quả hạ huyết áp, nhưng việc lựa chọn thuốc căn cứ vào bệnh nhân và nhóm bệnh là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc ức chế kênh canxi như lercanidipine, amlodipine, nimodipine là một trong những nhóm thuốc được chỉ định dùng ở bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần ở bệnh nhân THA biến chứng nhồi máu não. Trong thực hành lâm sàng việc theo dõi hiệu quả điều trị của thuốc chống tăng huyết áp chủ yếu là đo huyết áp bằng huyết áp kế thuỷ ngân hoặc đồng hồ gọi là đo huyết áp phòng khám, phương pháp này đôi khi không hoàn toàn phản ánh trung thực con số huyết áp của bệnh nhân do quy trình đo chưa được tuân thủ chặt chẽ như nghỉ ngơi trước lúc đo, tư thế bệnh nhân, yếu tố tâm lý, phản ứng khi có mặt thầy thuốc, môi trường bệnh viện, máy đo không được hiệu chỉnh thường xuyên. Mặt khác, huyết áp thay đổi theo thời gian và trạng thái cơ thể trong ngày, đo huyết áp một hay 2 lần trong ngày không thể phản ánh đúng huyết áp của bệnh nhân. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hạ áp của thuốc chống tăng huyết áp, cần phải áp dụng phương pháp đo lưu động 24 giờ. Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và tác dụng phụ của Lercanidipine ở bệnh nhân nhồi máu não do tăng huyết áp bằng kỹ thuật đo huyết áp lưu động 24 giờ. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 43 bệnh nhân (BN), được chẩn đoán tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não ở cả 3 giai đoạn, tuổi từ 40-90, 28 nam và 15 nữ, vòng cánh tay từ 25cm trở lên đủ to để mang bao quấn HA, nằm điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2009-12/2011. Loại trừ: BN THA thứ phát do các bệnh khác, bệnh nhân hôn mê sâu và BN nhồi máu não sau 1 tuần, BN có cơn THA phải điều trị cấp cứu, BN có vòng cánh tay quá nhỏ < 25 cm và phù chi trên 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đơn tự chứng mở 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu Máy đo huyết áp lưu động 24 giờ nhãn hiệu Suntech Oscar 2 của Mỹ kèm theo phần mềm phân tích huyết áp AccuWinProv3. Thuốc Lercanidipine viên 10 mg 2.2.3. Cách thức tiến hành: - Đo HA lưu động 24 giờ + Đo lần 1: trước khi dùng thuốc: Bệnh nhân được đo HA 24 giờ bằng máy lưu động trong tuần đầu (từ sau khi vào cho đến 6 ngày). Trước 1 ngày và trong ngày đo HA lưu động bệnh nhân không dùng thuốc hạ HA. Sau khi đo lần 1, những BN có TBHA 24h 130/80 được dùng Lercanidipine liều 20mg uống 1 lần vào 7-8 giờ sáng. + Đo lần 2: Sau khi điều trị 4 tuần + Trị số HA lâm sàng ( hoặc HAPK). Trị số HA do thầy thuốc trực tiếp đo 2 lần (tính trung bình) thời điểm trước và sau điều trị 4 tuần bằng máy lưu động làm căn cứ để xếp giai đoạn THA và làm căn cứ để đánh giá kết quả điều trị bằng HA lâm sàng ( hoặc HAPK). Giai đoạn THA được xếp theo WHO/ISH 2004 và Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam 2008 [4]. - Chương trình đo: Đo liên tục 24 giờ, ban ngày 30 phút 1 lần, ban đêm 60 phút một lần để tránh cho BN mất ngủ và gây hiện tưởng giả dipper. Thời gian khởi phát ban ngày từ 6 giờ sáng (6am) và ban đêm từ 22 giờ (10pm).

- Ngưỡng HA đo lưu động: Được cài sẵn trong chương trình phân tích HA theo Hội THA châu Âu (ESH): TBHA 24h < 130/80 mmhg; TB ban ngày <135/85mmHg, TB ban đêm <120/70 mmhg [8],[9] - Tiêu chuẩn các biến số + Giảm HA ban đêm (dipper): TB HATT và TB HATTr ban đêm giảm > 10% so với ban ngày + Không giảm HA ban đêm (nondipper): TBHATT và TBHATTr giảm 10%.[8],[9] + Vọt HA sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên ít nhất 20/15mmHg tính từ HA thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc.[11], [12] + Đáp ứng điều trị khi: Trung bình HA 24h giảm so với trước khi dùng thuốc 15mmHg đối với HATT hoặc 10 mmhg đối với HATTr [10] + Bình thường hoá HA khi: TB HA 24 giờ <130/80 hoặc TB ngày <135/85 mmhg [9] + Hiệu ứng áo choàng trắng: Chênh lệch giữa HA do thầy thuốc đo (HAPK) và ABPM trung bình ban ngày 20 mmhg đối với HATTT và hoặc 10 mmhg đối với HATTr Trough + Tỷ lệ đáy đỉnh: T/P = P: Hiệu số HA trước-sau điều trị vào thời điểm Peak HA hạ nhiều nhất sau 6 giờ tính từ thời điểm uống thuốc (7-8 giờ sáng); T: Hiệu số HA trước- sau điều trị vào thời điểm thuốc còn tác dụng nhưng hạ HA ít nhất (6-7 giờ sáng) [5] + Chỉ số êm dịu (Smoothness Index) SI = Average HA 24h Average SD 24h - Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Exel 2003, phần mềm SPSS và Epi Enfo 6.04. [5] III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Chung (n=43) Nam (n= 28) Nữ (n=15) Biến số Giới 43 28 (65,1%) 15 (34,9%) Tuổi TB* 64,40±8,98 64,36±9,31 64,47±8,38 Chiều cao TB 159,67±5,71 163,00±3,63 153,47±2,06 Cân nặng TB 52,92±8,36 54,04±8,37 50,83±8,24 GĐTHA** GĐ I 12 (27,9%) 7 (25,0%) 5 (3,33%) GĐ II 17 (39,5%) 12 (42,9%) 5 (3,33%) GĐ III 14 (32,6%) 9 (32,1%) 5 (3,33%) HATB đo LS (mmhg) HATT 176±18 178±17 173±20 HATTr 97±12 97±10 96±14 TS tim TB 77±13 77±14 77±9 Tỷ lệ có hiệu ứng áo choàng trắng 15(34,8%) p p** >0,05 p* >0,05 Tuổi trung bình giữa nam và nữ tương đương nhau Tỷ lệ các GĐ THA tương đương nhau 2. Hiệu quả điều trị của lercanidipine 2.1. Đánh giá hiệu quả giảm HA của lercanidipine bằng đo HA lâm sàng

Bảng 3.2. HA lâm sàng trước và sau 4 tuần dùng thuốc Biến số Trước điều trị Sau 4 điều trị HA p* Chung* Nam Nữ Chung* Nam Nữ Chung HATT (mmhg) HATTr (mmhg) 171 ±22 99 ±13 170 ±19 100 ±12 174 ±26 97 ±14 157 ±23 93 ±15 155 ±19 91 ±15 160 ±28 96 ±15 HA lâm sàng sau 4 tuần điều trị HA giảm trung bình có ý nghĩa được 14/6 mmhg Bảng 3.3. Tỷ lệ đáp ứng và bình thường hoá Biến số n % Tỷ lệ đáp ứng điều trị 17 39,5 Tỷ lệ bình thường hoá HA 8 18,6 Tỷ lệ hiệu ứng áo choàng trắng: 15/43 =34,8% 2.2 Đánh giá hiệu quả hạ HA của Lercanidipine bằng máy lưu động 2.2.1. Hiệu quả giảm HA Bảng 3.4. Huyết áp và TS tim trung bình trước và sau 4 tuần dùng thuốc 14 ± 21 < 0,001 6 ± 16 < 0,001 Biến số HA trước ĐT HA sau điều trị 4 tuần HA TT ± SD TTr ± SD TT ± SD TTr ± SD TT TTr TB 24h 156±15 92±9 140±18 84±12 16 ± 11 8 ± 9 TB ng 158±16 92±10 140±19 84±12 17 ± 12 8 ± 10 TBđ 151±16 90±10 139±20 82±13 12 ±17 7 ± 12 TS tim 77±13 77±12 Huyết áp trung bình 24 giờ sau 4 tuần dùng Lercanidipine giảm có ý nghĩa được 16/8 mmhg, TB ban ngày giảm được 17 /8 mmhg, trung bình đêm giảm ít hơn chỉ được 12/7 mmhg 2.2.2. Diễn biến HA theo giờ trước và sau 4 tuần dùng thuốc Bảng 3.5. Huyết áp và TS tim TB theo giờ trước và sau khi dùng lercanidipine Giờ TT Trước điều trị Sau 4 tuần điều trị HA ± SD TTr TS tim TT X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD X ± SD 6-7 161±21 94±13 75±16 144±21 88±15 76±14 17±21 6±15 7-8 156±21 92±14 80±15 147±21 87±15 79±15 9±22 5±15 TTr TS tim 8-9 157±17 92±12 77±15 141±20 84±13 81±16 16±19 8±14 9-10 159±20 92±12 76±14 138±24 82±17 79±16 20±20 10±17 10-11 157±21 91±14 76±15 136±26 79±16 79±15 21±28 12±19 11-12 159±27 93±15 80±17 138±24 82±15 84±14 21±22 11±14 12-13 154±20 89±12 79±16 131±26 76±14 83±17 24±23 13±15 13-14 150±23 86±14 78±15 128±22 76±15 80±15 22±24 10±16 14-15 155±23 88±17 78±15 135±22 81±15 81±14 19±21 7±16 15-16 157±27 93±16 80±17 142±21 85±15 81±14 15±24 8±14 16-17 162±24 95±13 79±17 143±24 88±17 81±15 19±23 7±17 17-18 160±23 95±14 80±16 146±24 88±16 79±14 15±23 6±19 18-19 159±21 93±14 79±15 149±25 88±16 78±14 10±20 4±14 TT TTr

19-20 157±23 92±15 78±15 144±22 88±14 76±13 13±21 4±14 10-21 159±19 94±12 78±15 142±20 85±15 76±13 17±19 9±14 21-22 161±17 95±14 76±14 140±24 83±15 73±12 21±29 12±19 22-23 150±21 88±14 71±13 143±26 83±18 72±14 7±27 5±20 23-24 150±19 89±16 73±14 139±22 79±14 71±12 11±21 10±16 0-1 153±24 91±16 74±15 139±27 81±17 69±13 14±31 11±21 1-2 151±23 90±10 72±13 136±23 81±15 70±14 15±26 9±14 2-3 148±20 87±12 70±11 136±26 80±18 69±14 12±27 7±19 3-4 148±23 89±15 72±12 136±23 82±15 68±12 12±27 7±19 4-5 153±24 88±14 71±13 137±24 80±13 68±12 16±26 8±17 5-6 154±20 93±15 73±12 146±23 88±18 71±15 8±26 5±20 HATT trung bình (mmhg) 180 160 140 120 100 HATTr trung bình (mmhg) 100 6-6,59 7-8h 8-9h 9-10h 10-11h 11-12h 12-13h 13-14h 14-15h 15-16h 16-17h 17-18h 18-19h 19-20h 20-21h Trước ĐT Sau ĐT Biểu đồ 1. Diễn biến HATT trước và sau 4 tuần dùng thuốc 21-22h 22-23h 23-0h 0-1h 1-2h 2-3h 3-4h 4-5h 5-6h 90 80 70 60 6-6,59 7-8h 8-9h 9-10h 10-11h 11-12h 12-13h 13-14h 14-15h 15-16h 16-17h 17-18h 18-19h 19-20h 20-21h Trước ĐT Sau ĐT Biểu đồ 2. Diễn biến HATTr trước và sau 4 tuần dùng thuốc Huyết áp trước điều trị có nhiều đỉnh cao, lên xuống thất thường trong ngày. Huyết áp sau điều trị ít đỉnh cao và ổn định hơn 21-22h 22-23h 23-0h 0-1h 1-2h 2-3h 3-4h 4-5h 5-6h

2.2.3 Tỷ lệ đáp ứng điều trị Bảng 3.6. Tỷ lệ đáp ứng, bình thường hoá và hiệu ứng áo choàng trắng Biến số n % Đáp ứng HATT 22 51,2 Đáp ứng HATTr 17 39,5 Tỷ lệ bình thường hoá HA 19 44,2 Tỷ lệ hiệu ứng áo choàng trắng 19 44,2 2.5. Chỉ số êm dịu: SI SI tâm thu = 15,58/22,95 = 0,68 SI tâm trương = 8,1/16,58 = 0,49 2.7. Tỷ lệ đáy đỉnh T/P T/P TT = 16,58/21,93 = 0,77 T/P TTr = 5,98/9,91 =0,6 2.4.. Tỷ lệ có, không hạ HA ban đêm trước và sau khi dùng thuốc Bảng 3.7. Tỷ lệ có, không hạ HA và TS tim ban đêm Biến số Trước dùng thuốc Sau dùng thuốc p n % n % Có hạ HA ban đêm 7 16,28 9 20,93 > 0.05 Không hạ HA ban đêm 36 83,72 34 79,67 > 0.05 Tỷ lệ có hạ, không hạ HA ban đêm trước và sau dùng thuốc 4 tuần thay đổi không có ý nghĩa 2.5. Tác dụng của Lercanidipin với hiện tượng vọt HA sáng sớm Bảng 3.8. Tỷ lệ vọt HA sáng sớm và đảo ngược HA Biến số Trước dùng thuốc Sau dùng thuốc p n % n % Vọt HA sáng sớm 27 62,79 7 16,28 < 0,01 Không vọt HA sáng sớm 16 37,21 36 83,72 < 0,01 Tỷ lệ vọt và không vọt HA sáng sớm sau dùng thuốc 4 tuần thay đổi có ý nghĩa, tỷ lệ có vọt HA giảm đi và không vọt HA sáng sớm tăng lên. 2.6. Hiệu quả đối với hiện tượng quá tải HA Bảng 3.9. Sự khác biệt về tỷ lệ quá tải HA trước và sau 4 tuần dùng thuốc Biến số Trước dùng thuốc Sau dùng thuốc ± SD p Quá tải TT % ± SD 85,44 ± 15,67 60,74 ± 29,92 24,7 < 0,01 Quá tải TTr % ± SD 71,05 ± 23,72 50,93 ± 30,11 20,12 < 0,01 Tỷ lệ quá tải sau dùng thuốc 4 tuần giảm có ý nghĩa cho cả HATT và HATTr 3. Tác dụng phụ của Lercanidipine Tỷ lệ BN có tác dụng phụ: 6,9% (3/43) Trong đó: Bừng mặt: 6,9% (3/43) Phù cổ chân: 4,6% (2/43) Hồi hộp đánh trống ngực: 0 % ( 0/43 BN) Tụt HA: 0 % ( 0/43 BN) Đau thương vị: 0 % (0/43)

Buồn nôn: 0 % (0/43) Ngừng điều trị do T/d phụ: 0 % IV. BÀN LUẬN 4.1. Hiệu quả hạ HA của Lercanidipine 4.1.1.Đánh giá hiệu quả bằng đo HA lâm sàng 4.1.1.1 Hiệu quả hạ HA Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, sau 4 tuần điều trị bệnh nhân THA có biến chứng nhồi máu não, Lercanidipine đa làm giảm được 14 ± 21 mmhg đối với HATT và 6 ± 16 mmhg đối với HATTr. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Hiệu quả hạ HA của nhóm thuốc ức chế kênh canxi trong đó có Lercanidipine đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Nghiên cứu ELYPSE [2] tiến hành trên 5059 bệnh nhân tăng huyết áp vô căn độ I độ II, tuổi trung bình 63. Lúc bắt đầu nghiên cứu huyết áp trung bình của bệnh nhân là 160,1 ± 10,2/ 95,6 ± 6,6 mmhg sau 1 tháng huyết áp giảm rõ rệt (13,5 ±11,5 và 9,4 ± 7,7 mmhg so với mức ban đầu), sau 3 tháng HA là 141,4± 11.3/ 83,1 ± 6,9 mmhg. Nghiên cứu ZAFRA[5] tiến hành trên 203 bệnh nhân tăng huyết áp do suy thận mạn từ 16 trung tâm của Tây Ban Nha. Kết quả có 28 bệnh nhân loại khỏi nghiên cứu còn 175 bệnh nhân: 92 nam 83 nữ, tuổi trung bình 63,9 ± 10 tuổi. Sau 1 tháng điều trị huyết áp tâm thu và tâm trương giảm có ý nghĩa thống kê (p< 0,001) từ 162,0 ± 16/ 93,2± 8,3 lúc đầu giảm xuống còn 142,8 ± 15,5 / 83,1 ± 8,1 mmhg. Nghiên cứu LAURA[4] tiến hành trên 3175 bệnh nhân tăng huyết áp, độ tuổi trung bình 63 ± 10 tuổi huyết áp ban đầu là 159,5 ±11,7 / 95,2 ± 7,4. Sau 6 tháng thấy giảm còn 136,0 ± 9,7/79,7 ± 6,8 mmhg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. 4.1.1.2. Tỷ lệ đáp ứng và bình thường hoá Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ đáp ứng của Lercanidipine ở BN THA biến chứng nhồi máu não là 39,5 % (17 BN) và bình thường hoá là 18,6% (8 BN). Nghiên cứu COHORT ở Italia [3] tiến hành trên 828 bệnh nhân tăng huyết áp tuổi trên 60 cho thấy sau 4 tuần điều trị Lercanidipine liều 10-20mg ngày thì có gần 50% bệnh nhân bình thường hoá huyết áp và 80% bệnh nhân có đáp ứng. Nghiên cứu của De Giorgio và cộng sự [3] năm 1999 cho thấy với liều Lercanidipine 20mg mỗi ngày trong 4 tuần thấy có 86% số bệnh nhân đáp ứng. Nghiên cứu ELYPSE [2] tiến hành trên 5059 bệnh nhân tăng huyết áp vô căn độ I độ II, tuổi trung bình 63. Vào cuối nghiên cứu có 64% bệnh nhân đạt được HATTr < 90 và 32% bệnh nhân HA trở về bình thường( < 140/90 mmhg).tỷ lệ toàn bộ tác dụng phụ là 6,5% Nghiên cứu của Compo và cộng sự ở Madrid Tây ban nha [5] cho thấy, sau 6 tháng dùng Lercanidipine liều 10-20 mg huyết áp lâm sàng (HAPK) giảm có ý nghĩa 16,8 ± 12 mmhg đối với trung bình HATT 24 giờ và 7,7 ± 13,7 mmhg đối với HATTr Lercanidipine thường tác dụng đối với THA nhẹ và vừa. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 32,5% (14 BN) THA GĐ III ghi nhận có 3 BN (21,43%) đáp ứng và 2 BN (14,29%) bình thường hoá. Có thể ở BN THA có biến chứng nhồi máu não, tỷ lệ đáp ứng thấp hơn vì BN nhồi máu não thường phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ như tăng mỡ máu gây vữ xơ động mạch, tăng đường máu. Ngoài ra việc đánh giá đáp ứng và bình thường hoá HA bằng đo HA lâm sàng chưa hoàn toàn phản ánh trung thực HA của BN bởi vì có hiện tượng hiệu ứng áo choàng trắng (44,2%), hiện tượng này đã làm cho thầy thuốc đánh giá HA cao hơn HA thực của BN, giai đoạn cao hơn giai đoạn thực của BN. Bởi vậy để khắc phục sai số trên chúng ta nên áp dụng theo dõi HA lưu động ABPM để đánh giá kết quả điều trị THA. 4.1.2. Đánh giá hiệu quả bằng ABPM 4.1.2.1. Hiệu quả giảm HA

Kết quả nghiên cứu trinh bày ở bảng 3.4, 3.5, 3.6 cho thấy, sau 4 tuần dùng Lercanidipine HA ở BN THA có biến chứng nhồi máu não giảm một cách có ý nghĩa (p<0,001): 16 ± 11 mmhg đối với TB HATT 24 giờ, 8 ± 9 mmmhg đối với TB HATTr 24 giờ; 17 ± 12/ 8 ± 10 mmhg đối với TB ngày và 12 ±17 /7 ± 12 mmhg đối với TB HA ban đêm. Biểu đồ 3.1, 3.2 cho thấy diễn biến HA trước và sau điều trị có sự khác biệt rõ rệt, trước điều trị có có nhiều đỉnh cao hay cơn THA trong ngày, sau điều trị có ít đỉnh cao HA hơn, chỉ có 2 thời điểm 7-8 giờ sáng (thuốc hết tác dụng- bắt đầu liều thuốc ngày mới), có 2 thời điểm thấp rõ rết so với HA trước điều trị là 13-14 giờ (thuốc tác dụng tối đa) và ban đêm. Tỷ lệ đáp ứng là 51,2% đối với HATT, 39,5% đối với HATTr và tỷ lệ bình thường hoá là 44,2% Về vấn đề này có một số nghiên cứu trên thế giới đề cập. Nghiên cứu của Compo và cộng sự ở Madrid Tây ban nha [5] cho thấy, sau 6 tháng dùng Lercanidipine liều 10-20 mg huyết áp đo ABPM giảm có ý nghĩa 9,1 ± 10,9 mmhg đối với trung bình HATT ban ngày và 4,8 ± 6,4 mmhg đối với HATTr. Vào cuối nghiên cứu có 58% được kiểm soát HA đối với HAPK và chỉ có 41,2% có HA TB ban ngày<135/85 mmhg Nghiên cứu của Carmella và cộng sự cho thấy sau 2 tháng điều trị Lercanidipine giảm được 18/10 mmhg Nghiên cứu của Joel M.Neutel và cộng sự [10] cho thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị khi theo dõi HA lưu động 24 giờ (ABPM) của Losartan là 24% đối với HATT và 46% đối với HATTr; của Telmisartan là 30,6 % đối với HATT và 52,1 % đối với HATTr. Nghiên cứu của Millar và Cs theo phương pháp mù đôi trên 2 nhóm song song với 111 bệnh nhân dùng liều lercanidipine 10mg/ngày và lacidipine 2mg/ngày sau 8 tuần với THA tâm thu đơn độc, tuổi BN từ 60-85, HATT >200mmHg có theo dõi HA liên tục 24 giờ theo thời gian ban ngày từ 6h-22h, đêm từ 22h-6h. Kết quả giảm HA của 2 thuốc khác nhau không có ý nghĩa thống kê. 4.1.2.2. Tỷ lệ đáy đỉnh và chỉ số êm dịu Tỷ lệ đáy- đỉnh (T/P) của Lercanidipine ở BN THA có biến chứng nhồi máu não là 0,77 đối với HA TT và 0,6 đối với TTr Chỉ số êm dịu là: SI tâm thu = 15,58/22,95 = 0,68; SI tâm trương = 8,1/16,58 = 0,49 Tỷ lệ đáy đỉnh đã được FDA đưa ra như là một phương pháp đánh giá quá trình và thời gian xuất hiện tác dụng của liều duy nhất đối với thuốc chống THA. Tỷ lệ đáy đỉnh của thuốc > 0,5 coi như chấp nhận được và tỷ lệ <0,5 không được khuyến cáo, tỷ lệ này chỉ tính toán được khi dùng phương pháp đo lưu động 24 giờ (ABPM) [5] Chỉ số êm dịu (SI) thể hiện mối tương quan nghịch với biến đổi HA trong điều trị và tương quan thuận với chỉ số khối lượng cơ thất trái. Nghiên cứu của Campo và cộng sự tại Tây ban nha cho thấy sau 6 tháng điều trị Lercanidipine liều 10-20mg/ ngày, tỷ lệ đáy- đỉnh là 0,58 đối với HATT và 0,56 đối với HATTr; chỉ số êm dịu HATT là 0,82 và TTr là 0,51. Nghiên cứu này đã đi đến kết luận rằng, chỉ số êm dịu tương quan chặt chẽ với thay đổi chỉ số khối lượng cơ thất trái hơn tỷ lệ đáy đỉnh [5] 4.1.2.3. Đánh giá hiệu quả Lercanidipine thông qua tỷ lệ có, không hạ HA banđêm, vọt HA sáng sớm và quá tải HA. Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.7, 3.8, 3.9 cho thấy, tỷ lệ có hạ HA ban đêm sau khi dùng thuốc tăng lên và tỷ lệ không hạ HA ban đêm giảm đi so với trước khi dùng thuốc không có ý nghĩa. Tỷ lệ có vọt HA sáng sớm giảm có ý nghĩa so với trước khi dùng thuốc từ 62,79 (27 BN) xuống còn 16,28 (7 BN) với p < 0,01. Tỷ lệ % số lần đo có THA hay còn còn là quá tải HA trung bình cho tất cả 43 BN sau 4 tuần dùng thuốc giảm có ý nghĩa 24,7% đối với HATT và 20,12 đối với HATTr (p <0,01) Hiện tượng vọt HA sáng sớm có thể là nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não hay chảy máu não, điều này giải thích đột quỵ thường xẩy ra vào sáng sớm cho nên BN nhập viện từ 6giờ-12giờ chiếm 47% [6]

Nghiên cứu của K.Madin và cộng sự tại Anh [12] trên 1187 đối tượng, tuổi trung bình 59,3 cho thấy, tỷ lệ vọt HA sáng sớm là 47,09% (559 BN). Kario và cộng sự ở Nhật Bản [13] đã chỉ ra rằng những người cao tuổi có vọt HA sáng sớm có tỷ lệ cao nhồi máu não đa ổ (57% so với chứng 33%. p=0,001) và có tỷ lệ đột quỵ cao (19% so với 7,3%, p = 0,004). Nghiên cứu của Redon và cộng sự[12] đã chỉ ra rằng, ở BN được điều trị, THA buổi sáng chiếm tỷ lệ từ 52-72%. Vọt HA sáng sớm và THA buổi sáng là yếu tố làm tăng tình trạng tử vong và tỷ lệ tử vong tim mạch trong những giờ đầu của buổi sáng. Kết quả trên cho thấy thuốc Lercanidipine có tác dụng kéo dài, kiểm soát HA suốt 24 giờ, giảm tỷ lệ vọt HA sáng sớm, giảm quá tải HA đồng nghĩa với giảm tỷ lệ đột quỵ não trong đó có nhồi máu não và giảm tỷ lệ biến chứng phì đại thất trái. 4.2. Tác dụng phụ của Lercanidipine Qua nghiên cứu 43 BN chúng tôi thấy, tỷ lệ BN có tác dụng phụ của Lercanidipine là 6,9% (3 BN), trong đó cả 3 BN (6,9%) đều có cảm giác bừng mặt, nóng mặt, nóng và đỏ vùng trán, thường về buổi chiều ; có 2 BN (4,6%) bị phù cổ chân 2 bên. Chúng tôi chưa phát hiện thấy các tác dụng phụ khác như hồi hộp đánh trống ngực, tụt HA, đau thương vị, buồn nôn, ngừng điều trị do T/d phụ. Nghiên cứu ELYPSE [2] tiến hành trên 5059 bệnh nhân tăng huyết áp vô căn độ I độ II, tuổi trung bình 63. Tỷ lệ toàn bộ tác dụng phụ là 6,5% Nghiên cứu Challenge[4], nghiên cứu mở đa trung tâm, tiến hành trên 125 bệnh nhân tăng huết áp; 68 nam, 67 nữ độ tuổi trung bình 62,9 ±11 tuổi; trong 8 tuần, huyết áp được đo ở tư thế nằm và tư thế đứng bằng huyết áp kế thuỷ ngân, nhằm mục đích so sánh tính dung nạp của lercanidipine với các thuốc đối kháng kênh canxi khác. Sau 4 tuần dùng lercanidipine rồi lại đổi sang 4 tuần dùng thuốc đối kháng kênh canxi khác. Kết qủa cho thấy, với mức huyết áp tương tự nhau lercanidipine có tỷ lệ phù cổ chân, đỏ phừng mặt, nổi mẩn, nhức đầu và chóng mặt thấp hơn một cách có ý nghĩa so với các thuôc đối kháng kênh canxi khác. V. KẾT LUẬN Đánh giá hiệu quả hạ HA bằng theo dõi HA lưu động 24 giờ, sau 4 tuần dùng Lercanidipine, HA ở bệnh nhân THA có biến chứng nhồi máu não giảm có ý nghĩa đối với TB HA 24 giờ, ban ngày, ban đêm. Đánh giá hiệu quả hạ HA của thuốc bằng theo dõi HA lưu động 24 giờ đáng tin cậy và nhiều lợi ích hơn đo HA lâm sàng. Lercanidipine có tác dụng kéo dài 24 giờ, làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ vọt HA sáng sớm và tỷ lệ quá tải HA. Tỷ lệ tác dụng phụ của Lercanidipine thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam (2008), khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyểnhoá, trang 243, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh 2.Vivencio Barrios et al (2002), Hiệu quả hạ áp và độ dung nạp của Lercanidipine trong thực hành lâm sàng hàng ngày, nghiên cứu ELYPSE, Blood Pressure 2002, Vol 11-95- 100, Fournier Pharma 3. Alberto Zanchetii(2003), Emerging Data on Calcium- Channel Blocker: The COHORT Study, Clin. Cardiol.Vol 26, Milan, Italy 4. Barrios et al(2006), Lercanidipine is an effective and well tolerated antihypertensive drug regardless the cardiovascular risk profile: The LAURA Study, Copyrigh 2006, PMC. 5. Compo et al (2005), Correlations of smoothness index and trough-to-peak ratio with left ventricular mass index changes induced by lercanidipine in hypertensive patient, Madrid, Spain 6. Critina Sieria (2011), Associations between Ambulatory Blood Pressure Parameters and Cerebral White Matter Lesions, International Journal of Hypertension 2011

7. A. Gupta; H. Shetty (2005), Circadian Variation in Stroke a Prospective Hospital-Based Study, Posted: 11/11/2005;IntJ Clin Pract. 2005;59(11):1272-1275. 8. Eoin O' Brien (2007), is the case for ABPM as a routine investigation in clinical practice not overwhelming, Hypertension AHA 9. ESH/ESC (2003), 2003 european Society of Hypertension- european Society of Cardiologie guidelines for the management of arterial hypertension, Journal of Hypertension 2003,21: 1011-1053. 10. Joel M. Neutel and David H.G. Smith (2005), Evaluation of Angiotensin II Receptor Blockers for 24-Hour Blood Pressure Control: Meta- Analysis of a Clinical Database, the journal of hypertension 11. P, Iqbal and Louise Stevenson (2011), Cardiovascular Outcomes in Patient with Normal and Abnormal 24- Hour Ambulatory Blood Pressure Monitoring, International Journal of Hypertension 2011. 12. K Madin and P Iqbal (2006), Twenty four hour ambulatory bloodpressure monitoring: a new tool for determining cardiovascular prognostic, PupMed 2006 13. Kario K (2006), Blood pressure variation and cardiovascular risk in hypertension, Division of Cardiovascular Medicine, Department of Medicine, Jichi Medical School