Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

Đo lường các hoạt động kinh tế

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

The Magic of Flowers.

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

CHƯƠNG 1. Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư: Những nhân tố làm biến động giá cổ phiếu

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH ÁP LỰC ĐẤT PHÙ HỢP CHO TƯỜNG VÂY HỐ ĐÀO SÂU

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

BÁO CÁO TIỀN TỆ. Tháng / Số 37. Tóm tắt nội dung. Nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất VND liên ngân hàng. Lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ARCGIS ONLINE FOR ORGANIZATION

Southlake, DFW TEXAS

Từ xói lở đến bồi lắng

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

Sika at Work. Sika Vietnam Industrial Factory Projects in Vietnam. Các dự án Nhà máy Công nghiệp tại Việt Nam

Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TOÀN CẦU

KHUNG THỐNG KÊ VĂN HÓA UNESCO 2009 (FCS)

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình Dương Phòng phân tích kinh tế và xã hội khu vực (RESA) Tháng 12 năm 2014

CHƯƠNG 9: DRAWING. Hình 1-1

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD: HOSE) Tăng trƣởng, nhƣng với tốc độ chậm hơn

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

Châu Á Thái Bình Dương

CONTENT IN THIS ISSUE

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH. ThS. BS. Đặng Trần Hùng Viện Tim TP.

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG RENOVATION OF GROWTH MODEL

Ý nghĩa của trị số P trong nghiên cứu y học

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện

THÁNG 1/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO PARTICULAR CHARACTERISTICS OF SEA WATER OF CON DAO ISLAND

Chương 16. Dự báo kinh tế

Chương 19. Các biến giải thích ngẫu nhiên và phương pháp biến công cụ

CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG)

Hành trình đến với Điện toán Đám mây riêng

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES

Quách Thị Hà * Số 484 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam

TRỞ LẠI TƯƠNG LAI: SỰ BẤT ỔN TẠI CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (PHẦN 1)

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC TRẦM TÍCH THÀNH TẠO CARBONATE TRƯỚC KAINOZOI MỎ HÀM RỒNG, ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG

BÁO CÁO LẦN ĐẦU 11/11/2017 VJC (HOSE) CTCP hàng không Vietjet (VJC) Hướng đến quốc tế. Diễn biến giá cổ phiếu (%) Thống kê 10/11/17

BÁO CÁO CẬP NHẬT 25/05/2018. TCT Phân bón & Hóa chất Dầu khí Rủi ro giá khí đầu vào che mờ triển vọng NPK DPM (HOSE)

Nghiên cứu tổng hợp phụ gia chống ăn mòn kim loại cho nhiên liệu sinh học pha etanol từ nguồn dầu thực vật phi thực phẩm

Transcription:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM Nguyễn Hữu Khải 1, *, Lê Thị Huệ 2 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc bộ Nhận ngày 4 tháng 10 năm 2011 Tóm tắt. Với điều kiện mưa lũ và địa hình lưu vực sông Ba, các hồ chứa có vai trò quan trọng trong phòng chống lũ. Tuy nhiên các hồ chứa này hầu hết là hồ chứa thủy điện, không có dung tích phòng lũ riêng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng cần thực hiện một quy trình vận hành liên hồ hợp lý. Báo cào này trình bày việc lựa chọn quy tắc và kết quả áp dụng mô hình HEC- RESSIM trong vận hành liên hồ chứa sông Ba nhằm tạo dung tích đón lũ và xác định ngưỡng cắt giảm đỉnh lũ, đảm bảo xả lũ an toàn cho hạ du và bản thân các hồ chứa, đồng thời hạn chế tổn thất diện năng. 1. Mở đầu 1 Trong khoảng 50 năm qua, ngoài 2 trận lũ lịch sử xảy ra vào năm 1938 và 1964, các trận lũ lớn xảy ra vào các năm 1981, 1986, 1988, 1992, 1998, đặc biệt là trận lũ X/1993 và gần đây là trận lũ năm 2009 đã gây ra ngập lụt nghiêm trọng ở đồng bằng hạ lưu sông Ba, bao gồm cả thành phố Tuy Hoà. Xây dựng các hành lang thoát lũ kết hợp công trình điều tiết lũ (hồ chứa) thượng lưu là biện pháp chống lũ cơ bản đối với vùng hạ lưu sông Ba.Trên lưu vực sông Ba đã xây dựng nhiều hồ chứa, trong đó có 5 hồ lớn đã và đang hoạt động, đó là: Ba hạ, Hinh, Ayun * Tác giả liên hệ. ĐT: 84-904640848 E-mail: khainh@vnu.edu.vn 32 hạ, Krong Hnăng và An Khê-Kanak. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua các hồ hoạt động phần nhiều mang tính độc lập, nên hiệu quả cắt lũ không cao, như trong đợt lũ cuối năm 2009. Như vậy, có thể thấy rằng cần có một quy trình liện hồ, kế thừa các quy trình đơn hồ hiện có, đồng thời có sự liên kết giữa các hồ trong quá trình xả lũ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là các hồ chứa có dung tích không lớn so với tổng lượng lũ, khả năng cắt lú hạn chế. Do vậy quy trình vận hành phải bảo đảm việc xả lũ an toàn cho hạ du cũng như bản thân các hồ chứa. Do biến động ngẫu nhiên của các hiện tượng khí tượng thủy văn và trong điều kiện hiện nay trên lưu vực sông Ba, chưa thể thực hiện điều hành thời gian thực do hệ thống quan trắc và thông tin hạn chế. Vì vậy về kỹ thuật sẽ

N.H. Khải, L.T. Huệ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 33 dựa trên các kịch bản tổ hợp dòng vào lũ thực tế và lũ thiết kế để tiến hành xây dựng các quy tắc vận hành [1]. Trong nghiên cứu này phương pháp mô phỏng được áp dụng.để xây dựng quy trình mùa lũ, vì đây là phương pháp thông dụng [2] và đã được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam 2. Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba 2.1. Xác định quy tắc vận hành cắt lũ Từ các phân tích về yêu cầu phòng chống lũ đối với sông Ba, nguyên tắc vận hành hệ thống các hồ chứa trên sông Ba như sau: - Ưu tiên hồ Ayun hạ làm nhiệm vụ giảm lũ cho vùng Auyn Pa, hồ Kanak giảm lũ cho thị xã An Khê đồng thời hỗ trợ hồ Ayun hạ giảm lũ cho vùng Auyn Pa. Cụm hai hồ này hoạt động điều tiết giảm lũ gần như độc lập với các hồ Krông H năng, sông Ba Hạ, sông Hinh ở phía dưới. - Ưu tiên số một hồ Ba Hạ giảm lũ cho thành phố Tuy Hoà, hồ sông Hinh và hồ Krông H Năng hỗ trợ cắt giảm lũ tối đa cho hạ du. Hồ Ba Hạ phải được dành dung tích giảm lũ càng nhiều càng tốt. Việc điều hành hệ thống hồ sông Ba có hai giai đoạn quan trọng đó là: 1. Xả nước dành dung tích đón lũ. 2. Điều tiết cắt lũ, vì dung tích cắt lũ nhỏ nên chủ yếu cắt đỉnh lũ. (1) Xả nước đón lũ Các hồ chứa không có dung tích phòng lũ riêng, do đó phải tạo ra dung tích phòng lũ trước mỗi con lũ bằng cách xả trước, hạ thấp mực nước để đón lũ. Cần xác định thời điểm xả nước hồ để đón lũ và mực nước thấp nhất có thể xả để đón lũ là bao nhiêu. Chọn thời điểm xả nước làm sao đừng quá muộn để dành dung tích được lớn nhất. Tuy nhiên, nếu xả quá sớm sẽ gặp rủi ro cao do không tích đầy nước trở lại khi dự báo lũ về hồ không chính xác. Cường suất lũ xả không quá lớn và không được gây lũ nhân tạo ở hạ du. - Mực nước đón lũ hạ thấp nhất Nói chung các hồ có thể hạ mực nước xuống trong vùng II (vùng phát công suất bảo đảm) [3-6] trong thời gian ngắn (khoảng 1-2 ngày) mà không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng điện. Như vậy, mực nước hạ thấp nhất có thể của các hồ để đón lũ được như trong bảng 1. Hồ Mực nước hồ (m) Dung tích cắt lũ (triệu m 3 ) Bảng 1. Mực nước đón lũ cho phép Ba Hạ Hinh Krông H Năng Kanak Ayun hạ 103 206 252,5 513 203 93,3 111,3 30,5 32,1 33,0 Bảng 2. Ngưỡng bắt đầu xả nước đún lũ (m3/s) Kanak 100-150 Auyn hạ 120-150 Krông Hnăng Hinh hạ 150-200 400-500 800-1000 - Thời điểm xả nước đón lũ Ba Thời điểm xả nước đón lũ được xác định sao cho tránh được rủi ro không tích trở lại đầy hồ khi dự báo không chính xác và phải xả để dành được dung tích cắt giảm lũ lớn nhất có thể. Thông thường giá trị này nằm trong khoảng lưu lượng tháng lớn nhất trung bình nhiều năm cho đến lưu lượng tháng lớn nhất trong mùa lũ

34 N.H. Khải, L.T. Huệ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 tại tuyến công trình. Như vậy ngưỡng bắt đầu xả nước đón lũ tại các hồ được chọn như bảng 2. Tuy nhiên với các hồ sông Hinh và Krong H năng lũ lên khá nhanh, thường từ ngưỡng trong bảng trên đến đỉnh chỉ khoảng 24 h. Do vậy nên dựa vào dự báo lũ để xả nước đón lũ trước 48h. 24h sau sẽ điều chỉnh lại, nếu lưu lượng vượt ngưỡng trong bảng 2 thì tiếp tục xả để đưa về mực nước trước lũ đã quy định, nếu không sẽ đóng cửa xả để tích nước, đưa trở lại MNDBT. (2). Điều tiết cắt lũ Dung tích phòng lũ có được do việc hạ thấp mực nước trước lũ không nhiều, do đó, chỉ dành dung tích này cắt đỉnh lũ đến các hồ nhằm hạ thấp mực nước cho hạ du. Tức là chỉ cắt lũ khi lưu lượng đến hồ đã đến một ngưỡng nào đó, dung tích phòng lũ được giữ nguyên trong thời gian này. Trong quá trình điều chỉnh quy tắc vận hành chỉ thay đổi ở 3 hồ sông Ba hạ, sông Hinh và Krông H năng, còn các hồ khác do tính độc lập tương đối của nó đối với hạ lưu, nên giữ ở mức bằng lưu lượng qua nhà máy thủy điện (NMTĐ), tích nước đến MNDBT và xả lũ để duy trì nực nước này. Như vậy, quy tắc vận hành liên hồ chứa mùa lũ được thực hiện theo các bước như sau: (1). Căn cứ vào dự báo lũ để đưa mực nước trước lũ về giá trị cho phép đã lựa chọn trong vòng 24h Riêng hồ Hinh và Krông H năng xả trước 48h và được điều chỉnh sau đó 24h. (2). Khi lũ lên thì xả bằng lưu lượng đến, giữ hồ ở mực nước dón lũ (MNĐL). Căn cứ vào dự báo thuỷ văn xác định một giá trị đỉnh lũ, và nếu lưu lượng đến bằng một lưu lượng Qcắt lũ (nhỏ hơn đình lũ) thì chuyển sang điều tiết cắt lũ. (3). Cắt lũ bằng cách xả một lưu lượng bằng lưu lượng xả cuối cùng của bước (2). Tích nước đến mực nước dâng bình thường (MNDBT). (4). Khi mực nước trong hồ bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT. (5). Khi đã mở hết cửa xả mà lũ vẫn lên thì vận hành an toàn hồ, sử dụng dung tích ở phần trên và báo cáo cơ quan có trách nhiệm. 2.2. Mô phỏng vận hành hệ thống liên hồ Trong nghiên cứu này, sử dụng mô hình HEC-RESSIM để giải bài toán vận hành hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Ba (hình 1). HEC-RESSIM được Trung tâm Thuỷ văn công trình Hoa kỳ phát triển lên từ mô hình HEC-5 [7]. - Hiệu chỉnh và Kiểm định mô hình Tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định mô hình, khi 5 hồ chứa Ayun Hạ, Ba Hạ, KaNak, Kron Hnăng và Hinh không hoạt động, tức là sử dụng các trận lũ trước khi xây dựng hồ chứa. Sử dụng trận lũ tháng X năm 1993, tương đối lớn và khá tiêu biểu để hiệu chỉnh mô hình HEC-RESSIM. Hình 1. Sơ đồ hệ thống 5 hồ chứa trên Ba trên HEC-RESSIM.

N.H. Khải, L.T. Huệ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 35 Kết quả hiệu chỉnh tại Củng Sơn như hình 2, với R 2 =99,61%. Hình 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình Hec-Ressim tại Củng Sơn (Đường vàng là lũ hực đo, đường đỏ là lũ mô hình). Sử dụng trận lũ tháng X/1990 để kiểm định mô hình HEC-RESSIM. Kết quả kiểm định tại Củng Sơn (hình 3) với R2=99,31%, sai số đình lớn nhất là 2,1%. Hình 3. Kết quả kiểm định mô hình Hec-Ressim tại Củng Sơn. Qua kiểm định mô hình nhận thấy có thể sử dụng bộ thông số của mô hình để nghiên cứu vận hành hệ thống liên hồ chứa. - Mô phỏng vận hành cắt lũ Với dòng vào các hồ chứa trong các trận lũ điển hình đã chọn trong tổ hợp lũ, tiến hành tính toán mô phỏng vận hành liên hồ chứa cắt lũ. + Vận hành cắt lũ thông thường, tức là vận hành không điều khiển, sử dụng dung tích phòng lũ điều tiết ngay từ khi có lũ, chỉ xả bằng lưu lượng qua NMTĐ, tích nước và giữ hồ ở MNDBT. Kết quả vận hành cho các con lũ điển hình đã lựa chọn ở trên thấy rằng lũ đã giảm, tuy nhiên hạ mực nước trước lũ chỉ làm thay đổi phần mực nước thấp, mà không thay đổi nhiều phần mực nước cao gần đỉnh lũ. Như vậy, vận hành theo phương pháp thông thường không giảm được đỉnh lũ. Do đó, cần điều chỉnh quy tắc vận hành để cắt đỉnh lũ. + Vận hành cắt đỉnh lũ. Trong quy tắc này dung tích phòng lũ được giữ nguyên đến một lúc nào đó mới sử dụng để cắt lũ. Như vậy, lúc bắt đầu lũ thì dòng chảy đến hồ bao nhiêu xả bấy nhiêu, giữ hồ ở MNĐL, chỉ đến một ngưỡng lưu lượng nào đó, gọi là ngưỡng Qcăt lũ, mới tiến hành cắt lũ. Trên cơ sở nghiên cứu thử nghiêm nhiều mô phỏng thấy rằng: Qcắt lũ thường bằng 3/4 (75-85%) Qđỉnh lũ với hồ Ba hạ và 1/2 (35-45%) với hồ sông Hinh và Krông H năng. Kết quả cũng cho thấy rằng khi đỉnh lũ càng lớn, để cắt được đỉnh lũ thì ngưỡng cắt lũ càng cao, tức là Qcắt lũ càng lớn. Một số ngưỡng cắt lũ như bảng 3. Sau khi thực hiện các bước trên, hiệu quả cắt lũ tăng lên rõ rệt. Một số kết quả so sánh được dẫn ra trong hình 4 và bảng 4)

36 N.H. Khải, L.T. Huệ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 Bảng 3. Một số ngưỡng lưu lượng Qcắt lũ TT Dạng lũ Hồ Ba hạ Hồ Hinh Hồ KronH năng Qđỉnh (m 3 /s) Qcắt lũ Qđỉnh (%) Q đỉnh (m 3 /s) Qcắt lũ Qđỉnh (%) Q đỉnh (m 3 /s) 1 1993 thực (P=3%) 18000 83 3530 48 4500 39 Qcắt lũ Qđỉnh (%) 2 1986 và 1988 thực 8500 75-80 3410 35-40 4500 32-35 3 P=5% 17500 80-85 3700 48-50 4942 36-40 4 P=10% 14000 75-80 2970 35-40 3950 35-40 Hình 4.a. Quá trình vận hành liên hồ Ba Hạ và sông Hinh với lũ 1993. Hình 4.b. Quá trình vận hành hồ Krong H năng và KaNak với lũ 1993.

N.H. Khải, L.T. Huệ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 37 Hình 4.c. Quá trình vận hành hồ Ayun hạ và Q Củng Sơn với lũ 1993. Bảng 4. So sánh mực nước tại các vị trí khi hồ chứa vận hành lũ thực tế (m) TT Dạng lũ Củng Sơn Phú Lâm Thực đo Điều hành ΔH Thực đo Điều hành ΔH 1 Tháng X/1993 39,90 38,32 1,58 5,21 4,83 0,38 2 Tháng XI/1988 36,84 35,70 1,14 4,39 3,90 0,49 3 ThángXII/1986 36,24 34,80 1,44 4,64 3,80 0,84 4 Tháng XI/2009 37,65 34,95 2,30 4,65 4,15 0,50 2.3. Diễn toán lũ về hạ lưu Lũ sau khi được điều tiết bởi hệ thống hồ chứa sẽ được diễn toán về hạ lưu bằng mô hình MIKE 11 [8]. Đây là mô hình được áp dụng khá thông dụng ở Việt Nam. Thử nghiệm quy trình này cho con lũ tháng XI/2009 cho thấy kết quả khá tốt, giảm được 0,50m so với đỉnh lũ thực đo tại Phú Lâm. Như vậy có thể thấy rằng, với quy tắc điều hành lựa chọn không thể khống chế mực nước Phú Lâm xuống dưới báo động 3 đối với lũ vượt tần suất P=10%. Chỉ có thể khống chế đối với lũ nhỏ hơn mức P=20%, tức là tương đương với các con lũ năm 1986 và 1988 trở xuống. 3. Kết luận - Dựa vào cảnh báo lũ, có thể hạ thấp mực nước trước lũ trước 48h đối với hồ sông Hinh và Krông H năng và trước 24 h đối với các hồ còn lại, như vậy việc xả sẽ chủ động, an toàn và không gây lũ nhân tạo. Điện năng cũng không bị tổn thất nhiều. - Hạ thấp mực nước trước lũ có tác dụng giảm lũ hạ lưu, tuy nhiên cần cắt lũ ở phạm vi lưu lượng đến bằng khoảng 75-85% lưu lượng đỉnh lũ đến hồ đối với hồ sông Ba hạ và bằng 35-45% Q đỉnh lũ đối với hồ sông Hinh và Krông H năng tuỳ từng dạng lũ (đỉnh lũ theo dự báo).

38 N.H. Khải, L.T. Huệ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27, Số 3S (2011) 32-38 - Khi điều tiết như trên, có thể giảm đỉnh lũ Qmax tại Củng Sơn xuống 20-25%, mực nước tại Củng Sơn giảm 0,80-1,50m, còn tại Phú Lâm giảm từ 0,30-0,80m. - Không thể khống chế mực nước Phú Lâm xuống dưới báo động 3 đối với lũ vượt tần suất P=10%, chỉ có thể khống chế đối với lũ nhỏ hơn mức P=20%, tức là tương đương với các con lũ năm 1986 và 1988 trở xuống. - Với lũ với tần suất 20% ( tương đương lũ 1988 và 1986) vận hành liên hồ có tác dụng làm giảm đỉnh lũ đảm bảo an toàn hạ lưu (ZPhúLam<4.0m), nhưng với lũ có tần suất nhỏ hơn (P<20%) thì hạ lưu vẫn bị ngập. - Khi vận hành cần duy trì dung tích để trống cắt lũ đến ngưỡng lưu lượng tiến hành cắt lũ. - Điện năng không thay đổi nhiều khi thực hiện theo phương án vận hành Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Hữu Khải, Doãn Kế Ruân, Tổ hợp lũ và điều tiết lũ liên hồ chứa sông Ba. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.26 số 3S (2010) 390. [2] S.K. Jain, V.P. Singh, Water Resources system planning and management. Elsevier, 2003. [3] Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện sông Hinh (2002) ban hành theo Quyêt định số 2775/QĐ- EVN-KTNĐ ngày 23/8/2002 của Tông Công ty Điện lực Việt Nam. [4] Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Ayun hạ (2004) ban hành theo Quyết định số 64/2004/QĐ- BNN ngày 11/11/2004 của Bộ NN&PTNN. [5] Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện sông Ba hạ (2009) ban hành theo quyết định sô 1863/QĐ- BCT ngày 14/4/2009 của Bộ Công Thương. [6] Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện Krông H năng (2010) ban hành theo Quyêt định số QĐ- BCT ngày 13/8/2010 của Bộ Công Thương. [7] Nguyễn Hữu Khải, Lê Thị Huệ, Điều tiết lũ hệ thống hồ chứa lưu vực sông Hương bằng mô hình HEC-RESSIM. Tạp chí Khí tượng Thủy văn số 11(2007) [8] DHI (2004) MIKE 11 Users Manual. Simulation of operation of reservoir system in Ba river basin in hight water season by HEC-RESSIM model Nguyen Huu Khai 1, Le Thi Hue 2 1 Faculty of Hydro-Meteorology and Oceanography, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 2 Hydro-Meteorological Centre of Bacbo Delta Region With rainfall-runoff and topographical condition of Ba river basin, reservoirs plays a importance role in preventing floods. But they almost are hydropower reservoirs, there are no speccial storage for preventing floods. A rational principle of operation is essential to increase their effect. This paper presents the principles and results of application HEC-RESSIM model into operation of reservoirs system in Ba river to create preventing floods storage and to define thresold for cut-off peak of flood, guarantying safety for downstream and reservoirs, and mitigating loss of power.