CONTENT IN THIS ISSUE

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

CONTENT IN THIS ISSUE

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

Đo lường các hoạt động kinh tế

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

The Magic of Flowers.

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

CHƯƠNG 1. Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư: Những nhân tố làm biến động giá cổ phiếu

KHUNG THỐNG KÊ VĂN HÓA UNESCO 2009 (FCS)

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TOÀN CẦU

Southlake, DFW TEXAS

Sika at Work. Sika Vietnam Industrial Factory Projects in Vietnam. Các dự án Nhà máy Công nghiệp tại Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC TRẦM TÍCH THÀNH TẠO CARBONATE TRƯỚC KAINOZOI MỎ HÀM RỒNG, ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG RENOVATION OF GROWTH MODEL

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

2.3 Seismic Conditions

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT GIỐNG HT6

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO PARTICULAR CHARACTERISTICS OF SEA WATER OF CON DAO ISLAND

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

The Current Status and Conservation of Bears in Vietnam

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH ÁP LỰC ĐẤT PHÙ HỢP CHO TƯỜNG VÂY HỐ ĐÀO SÂU

CHƯƠNG 9: DRAWING. Hình 1-1

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

Từ xói lở đến bồi lắng

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI, KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA BA LOÀI LÁ KIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA

Hoàng Xuân Bền, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

336, Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận bài : 16 tháng 3 năm 2012, Nhận đăng : 10 tháng 8 năm 2012

TRỞ LẠI TƯƠNG LAI: SỰ BẤT ỔN TẠI CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (PHẦN 1)

Region/ Province/ State/ City 122 Phan Xich Long Str, Phu Nhuan District, HCM. STT Branch Name Branch Address

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

Trường Công Boston 2017

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này.

ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG HẠT NHÂN ĐỂ CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN SIÊU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG KHÁ THAY THẾ GIỐNG LÚA LAI NHẬP NỘI GS.TSKH.

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TUỔI ĐỘNG MẠCH THEO THANG ĐIỂM NGUY CƠ FRAMINGHAM VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH. ThS. BS. Đặng Trần Hùng Viện Tim TP.

Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình Dương Phòng phân tích kinh tế và xã hội khu vực (RESA) Tháng 12 năm 2014

Đặc điểm tướng trầm tích Pleistocen muộn - Holocen đới bờ châu thổ sông Mê Công

Trươ ng Trung Ho c Cơ Sơ George V. Ley Va

PHỨC HỆ TẦNG CHỨA PALEOGEN - CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẤM CHỨA VÀ TIỀM NĂNG HYDROCARBON

Châu Á Thái Bình Dương

THÁNG 1/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Transcription:

JOURNAL OF ECOLOGICAL ECONOMY YEAR 14 Issue 31-2009 Advisory Edition Board Prof. Dr. HA CHU CHU Prof. Dr. NGUYEN NANG AN Prof. Dr. TRAN THANH BINH Prof. Dr. TON THAT CHIEU Ass. Prof. Dr. NGUYEN DUY CHUYEN Prof. Dr. DUONG HONG DAT Prof. Dr. LAM CONG ĐINH Prof. Dr. PHAN NGUYEN HONG Prof. Dr. DANG HUY HUYNH Prof. VU KHIEU Prof. Dr. HA KY Prof. Dr. NGUYEN TAI LUONG Prof. Dr. NGUYEN HUU NGHIA Prof. NGUYEN PHAP Prof. Dr. VO QUY Prof. TRINH VAN THINH Prof. Dr. NGO DINH TUAN Chief Editor Prof. Dr. Ha Chu Chu Secretary Nguyen Sy Linh Editors Sy Linh - Thu Huyen - Lan Anh- Van Tuat Address: 9/84 Ngoc Khanh-Ba Dinh, Ha Noi Tel: (+84.4).37711103 Fax: (+84.4).37711102 E-mail: ecoeco@hn.vnn.vn Website: www.ecoeco.org.vn Price: 12.000 VND/copy Publishing Permission No. 433/GP-BVHTT issued by the Ministry of Culture and Information on 29 th August, 2001 CONTENT IN THIS ISSUE News & Events First Global Compact Membership Meeting in Viet Nam Hoang Lan Financial assistance for Green Business in Viet Nam Van Tuat International Green Technologies-Greenbiz 2009 lauched in Ha Noi Hoang Lam Research and Exchange Studying the forest vegetation cover in Bach Ma national park, Thua Thien Hue province Dang Ngoc Quoc Hung, Ho Dac Thai Hoang Some ecological characteristics and distributed areas of Calocedrus rupestris aver in Phong Nha-Ke Bang national park, Quang Binh province Truong Thanh Khai, Ho Dac Thai Hoang, Luu Minh Thanh Collection and evaluation of lines/varieties for developing high quality melon varieties in Hanoi University of Agriculture Hoang Đang Dung, Vu Thi Thanh Huyen, Phan Viet Dong, Nguyen The Thap, Nguyen Thu Thuy, Nguyen Dinh Thi The impact of muck's dose on growth, productivity and economic effect of some vegetables Pham Anh Cuong, Nguyen Manh Chinh Potential and reality exploitation of animal feed in Hung Son commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province Hoang Chung, Pham Thanh Hue Research on growing Tomatoes and Cucumbers with media in olyethylene house in Lam Dong province Ngo Minh Dung, Ngo Quang Vinh, Nguyen Quoc Vong Result of trail for zucchini in Hoa Binh province during 2005-2006 Nguyen Dinh Thi, Tran Duc Vien Study indigenous knowledge for changing crop patterns on slopping land areas in Dak Ha district, Kon Tum province Nguyen Huu Thap, Nguyen Huy Hoang Solutions to promote the market for farming products in Nam Dan district, Nghe An province Trinh Thi Huyen Thuong, Tran Dinh Thao Study the variety selection and planting techniques of So for West North, East-West and North Central region in Viet Nam Nguyen Quang Khai, Hoang Van Thang, Nguyen Ba Van Some biological characteristics of Rasbora argyrotaenia (Bleeker,1850) in Southern Viet Nam Nguyen Xuan Dong The research results of hybrid rice varieties adaptation for Phu Yen province Nguyen Trong Tung, Tran Van Minh, Tran Thi Le Materials Recommended Fragile ecosystems and the selection of areas to establish eco-village model in Vietnam Hoang Giap 1 2 4 6 15 25 32 36 43 47 52 56 59 69 80 85 This issue partly financed by Bread for the World (BftW) as an activity of project number B-VNM-0806-0003 implementing by Institute of Ecological Economy

TẠP CHÍ KINH TẾ SINH THÁI NĂM THỨ 14 Số 32-2009 Hội đồng Tư vấn Biên tập GS. TS HÀ CHU CHỬ GS. TSKH NGUYỄN NĂNG AN GS. TS TRẦN THANH BÌNH GS.TS TÔN THẤT CHIỂU PGS.TSKH NGUYỄN DUY CHUYÊN GS.TS ĐƢỜNG HỒNG DẬT GS.TS LÂM CÔNG ĐỊNH GS.TSKH PHAN NGUYÊN HỒNG GS.TSKH ĐẶNG HUY HUỲNH GS. VŨ KHIÊU GS.TS HÀ KÝ GS.TSKH NGUYỄN TÀI LƢƠNG GS.TS NGUYỄN HỮU NGHĨA GS. NGUYỄN PHÁP GS.TS VÕ QUÝ GS. TRỊNH VĂN THỊNH GS. TS NGÔ ĐÌNH TUẤN Tổng biên tập GS.TS Hà Chu Chử Thƣ ký Nguyễn Sỹ Linh Biên tập Sỹ Linh -Thu Huyền - Lan Anh- Văn Tuất Tòa soạn: 9/84 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội ĐT: (+84.4).37711103 Fax: (+84.4).37711102 E-mail: ecoeco@hn.vnn.vn Giá bán: 12.000 đồng/cuốn Giấy phép xuất bản số: 433/GP- BVHTT do Bộ Văn hoá và Thông tin cấp ngày 29-08-2001 TRONG SỐ NÀY Sự kiện - Bình luận Họp thành viên Mạng lƣới Hiệp ƣớc Toàn cầu Việt Nam Hoàng Lan Tài chính cho Kinh doanh xanh tại Việt Nam Văn Tuất Hội chợ quốc tế về công nghệ xanh-greenbiz tại Hà Nội Hoàng Lâm Nghiên cứu - Trao đổi Nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ thảm thực vật rừng tại Vƣờn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế Đặng Ngọc Quốc Hưng, Hồ Đắc Thái Hoàng Một số đặc tính sinh thái học và vùng phân bố của loài Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Aver) tại Vƣờn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình Trương Thanh Khai, Hồ Đắc Thái Hoàng, Lưu Minh Thành Tạo vật liệu cho chọn tạo giống dƣa lê chất lƣợng tại Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nôi Hoàng Đăng Dũng, Vũ Thị Thanh Huyền, Phan Việt Đông, Nguyễn Thế Thập, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Đình Thi Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân chuồng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế đối với một số loài rau ăn lá Phạm Anh Cường, Nguyễn Mạnh Chinh Tiềm năng và thực trạng khai thác thức ăn gia súc của xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Hoàng Chung, Phạm Thanh Huế Nghiên cứu thăm dò khả năng trồng cà chua, dƣa leo trên giá thể trong nhà màng tại Lâm Đồng Ngô Minh Dũng, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Quốc Vọng Kết quả khảo nghiệm cây bí ngồi tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005-2006 Nguyễn Đình Thi, Trần Đức Viên Nghiên cứu kiến thức bản địa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp, Nguyễn Huy Hoàng Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Trịnh Thị Huyền Thương, Trần Đình Thao Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sở thâm canh cho vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ Nguyễn Quang Khải, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Văn Đặc điểm sinh học cá Lòng tong đá-rasbora argyrotaenia (Bleeker, 1850) ở Nam Bộ, Việt Nam Nguyễn Xuân Đồng Kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa lai có triển vọng tại tỉnh Phú Yên Nguyễn Trọng Tùng, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ Giới thiệu tài liệu mới Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu vực nghiên cứu để xây dựng mô hình làng sinh thái Hoàng Giáp 1 3 4 6 15 25 32 36 43 47 52 56 59 69 80 85 Số báo này đƣợc sự hỗ trợ một phần tài chính của Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW) nhƣ là một hoạt động của Dự án số B-VNM-0806-0003 do Viện Kinh tế Sinh thái thực hiện

Nghiên cứu-trao đổi MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH THÁI HỌC VÀ VÙNG PHÂN BỐ CỦA LOÀI BÁCH XANH ĐÁ (Calocedrus rupestris Aver) TẠI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG TỈNH QUẢNG BÌNH Trƣơng Thanh Khai 1, Hồ Đắc Thái Hoàng 2, Lƣu Minh Thành 1 TÓM TẮT: Hình dáng cây Bách xanh đá tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thường không ổn định; nón cái có cuống rất dài; gỗ có mùi thơm, thuộc nhóm gỗ rất nặng, tỷ lệ co rút thấp, cường độ nén dọc thớ trung bình. Bách xanh đá là loài chiếm ưu thế, chỉ có Bách xanh đá tồn tại và phát triển thành cây gỗ có kích thước lớn ở trạng thái rừng này. Cây tái sinh phân bố dạng cụm; loài cây thường mọc cùng Bách xanh đá là Bứa, Thông tre, Re, Dẻ. Bách xanh đá phân bố ở độ cao từ 600 đến 800m, tập trung nhiều nhất ở đỉnh, dông và sườn trên với độ chênh cao từ 50-70m. Loài cây này thích hợp loại đất mùn đen trên núi đá vôi với hàm lượng mùn rất giàu, độ chua trung tính, độ no bazơ gần như bảo hòa. Tổng diện tích vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là 3.880 ha, thuộc 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Từ khóa: Bách xanh đá (Calocedrus rupestris), Phong Nha Kẻ Bàng, Cấu trúc rừng, Đặc điểm hình thái; Đặc tính sinh thái. 1 Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng 2 Trường Đại học Nông lâm Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới vào năm 2003. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi trú ẩn của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã phát hiện rất nhiều loài mới có ý nghĩa cho khoa học như Tắc kè Phong Nha, rắn lục Trường Sơn, Lan hài, Bách xanh đá (Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, 2008). Bách xanh đá được phát hiện đầu tiên ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Averyanov và cộng sự, 2004) và một số tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình. (Averyanov và cộng sự, 2005). Theo Averyanov và cộng sự, 2004, quần thể Bách xanh đá ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được coi là nguyên thủy duy nhất của Việt Nam chưa từng bị con người tác động. Từ khi được phát hiện đến nay, chỉ có một vài nghiên cứu về đặc điểm hình thái quần thể. Việc xác định phân bố của loài này tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được cán bộ Vườn quốc gia tiến hành bằng phương pháp điều tra thủ công và khoanh vẽ theo dốc đối diện ở một số điểm có thể tiếp cận được. Thông tin khoa học về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố của loài Bách xanh đá tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn rất hạn chế. Vì vậy, chưa có các giải pháp bảo tồn cụ thể và công tác bảo tồn loài cây này chưa được chú trọng ưu tiên. Bách xanh đá hiện đang được xếp vào nhóm IIA và đang ở tình trạng bị tuyệt chủng (EN) (Averyanov và cộng sự, 2004). Xác định đặc tính sinh thái và vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá là cơ sở cho việc bảo tồn loài cây quý hiếm này. Đề tài thực hiện với ba mục tiêu là: (i) Xác định đặc điểm hình thái của loài Bách xanh đá; (ii) Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Bách xanh đá phân bố; và (iii) Xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đặc tính sinh thái của loài Bách xanh đá trên các ô tiêu chuẩn tạm thời và theo quan điểm nghiên cứu trung hòa giữa cá thể loài Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32 15

Nghiên cứu Trao đổi và quần thể loài. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2006 đến tháng 8/2009. Số liệu được điều tra, thu thập qua nhiều đợt nghiên cứu ở thực địa thông qua việc lập 6 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời tại 2 vị trí nghiên cứu và điều tra các tuyến. Số liệu thứ cấp được kế thừa các tài liệu, văn bản có liên quan. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ở thực địa và thông tin thu thập được để xây dựng các lớp bản đồ đơn tính. Xây dựng bản đồ vùng phân bố tiềm năng thông qua phân tích các điều kiện tương đồng. Sử dụng chức năng chồng lớp không gian để chồng ghép các lớp bản đồ đơn tính. Kiểm chứng thực địa kết quả vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá. Sử dụng phần mềm Micrpsoft Excel để xử lý số liệu, và phần mềm Arcview 3.2b để phân tích dữ liệu hệ thống thông tin địa lý và không gian phân bố loài Bách xanh đá ở vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Đề tài được thực hiện theo khung nghiên cứu như sau: Quan sát, mô tả vỏ, thân, cành Mô tả lá, nón, vật hậu SỐ LIỆU SƠ CẤP Lập Lập OTC ô đo điều đếm, tra vẽ trắc tái đồ sinh Lập 30 ô mẫu 6 cây Xác định độ cao, độ dốc phân tích đất SỐ LIỆU THỨ CẤP Bản đồ phân Tài liệu Khí hậu vùng khí hậu Bản đồ địa hình Đặc điểm Lâm phần Tương quan và phân bố Đặc điểm tái sinh Quan hệ cây bạn Điều kiện lập địa Tài liệu Đất đai Các tài liệu liên quan khác Bản đồ thổ nhưỡng Bản đồ thảm thực vật Bản đồ hành chính VQG Đặc điểm hình thái Bách xanh đá Đặc điểm sinh thái học Bách xanh đá Vùng phân bố loài Bách xanh đá III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm hình thái cây Bách xanh đá Hình thái thân cây Bách xanh đá có chiều cao dưới cành tương đối thấp, hình thái thân cây không ổn định. Thân tương đối thẳng, tròn đều khi sống ở những nơi địa hình tương đối bằng phẳng; thân u bướu, vặn vẹo khi cây sống ở những nơi địa hình vách đá cheo leo. Vỏ ngoài của cây Bách xanh đá thường nứt dọc, bong vảy thành các dải dọc thân. Những cây sống ở nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng vỏ ngoài của nó thường có màu nâu đỏ. Cây sống ở nơi khô thoáng, nhiều ánh sáng vỏ cây có màu nâu bạc. Vỏ trong có màu hồng tươi, dày 4 12mm, chứa nhiều ống dẫn nhựa lớn. Nhựa có màu vàng nhạt, mùi rất thơm. Gỗ loài Bách xanh đá khi tươi có màu hồng nhạt và tương đối mềm, gỗ khô có màu vàng nhạt, vân gỗ màu nâu sẫm, thớ gỗ mịn, có mùi thơm. Gỗ Bách xanh đá thuộc nhóm gỗ rất nặng (0,91g/cm 3 ), có tỷ lệ co rút thấp (5,3%) và cường độ nén dọc thớ trung bình (55,4N/mm 2 ). Cây khi còn nhỏ, tán lá thường có hình chóp nón tù hoặc hình trứng ngược. Cây trưởng thành tán lá thường có hình dạng không ổn định (hình tròn hoặc hình trứng). Bách xanh đá phân cành rất sớm, cành mọc gần vuông góc với thân cây và hướng lên trên. Chiều cao dưới cành của Bách xanh đá trưởng thành thường chiếm từ 1/3 đến 1/2 chiều cao vút ngọn của cây. Hình thái lá, nón Lá Bách xanh đá dẹt, dạng đốt, hình vảy; chóp lá từ tù đến rộng; cành lá thường nằm trên một mặt phẳng. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới lá màu xanh bạc. Lá non màu xanh nhạt, lá 16 Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32

Nghiên cứu-trao đổi già màu xanh sẫm, kích thước lá dài 2,0-6,0mm, rộng 2,5-5mm. Lá của cây con thường có kích thước lớn hơn lá của cây trưởng thành. Bách xanh đá có nón đơn tính cùng gốc, nón đực và nón cái phân biệt nhau rõ rệt. Nón đực hình dạng giống nón Thông, màu lục tươi, khi chín có màu nâu hồng. Kích thước nón đực 5 8mm x 1,5-3mm. Nón cái mọc đơn độc hay từng đôi một, hình trứng rộng, có màu xanh nhạt. Kích thước nón cái 6-18mm 4 10mm. Nón cái có cuống rất dài, từ 3 9mm (thường bằng 1/3-1/2 so với chiều dài nón). Tại khu vực nghiên cứu cho thấy Bách xanh đá ra nón không theo chu kỳ nhất định. Hạt non màu xanh, chín màu cánh gián. Kích thước hạt không tính cánh là 2 4mm 4 7mm, tính cả cánh 3 6mm 8 12mm. Hình thái rễ Bách xanh đá có hệ rễ phát triển rất mạnh, to và dài. Hệ rễ thường có 1 rễ chính và nhiều rễ phụ. Tại khu vực nghiên cứu nhận thấy quần thể Bách xanh đá ở đây hoàn toàn nguyên sinh, nhiều cây già cỗi; một số cây chết đứng, khô mục hoặc đổ gãy, nằm lóc lõi tự nhiên. Rễ cây Bách xanh đá tái sinh Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32 17

Nghiên cứu Trao đổi 2. Cấu trúc rừng nơi có Bách xanh đá phân bố Tổ thành Tổ thành rừng tự nhiên nơi có loài Bách xanh đá phân bố tương đối đơn giản (11 12 loài). Nhóm loài cây ưu thế từ 3 4 loài (Re, Dẻ, Bứa, Thông tre...) và chiếm tỷ lệ tổ thành rất cao (>86%); trong đó loài Bách xanh đá chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất (>63%). Công thức tổ thành rừng tại khu vực nghiên cứu: Công thức tổ thành ở vị trí 1 là 6,4 Bx + 1,3 R + 1,0 D + 1,3Lk. Công thức tổ thành ở vị trí 2 là 6,5 Bx + 1,2 B + 0,9 Tht + 1,4 Lk (Trong đó: Bx: Bách xanh đá, B: bứa, Tht: thông tre, R: re, D: dẻ, Loài khác). Mật độ Mật độ cây bình quân chung của rừng 700 cây/ha. Loài cây ưu thế chiếm mật độ tương đối cao so với mật độ chung của lâm phần (557 cây/ha), trong đó loài Bách xanh đá chiếm mật độ cao nhất (340 cây/ha). Trữ lƣợng Trữ lượng rừng khu vực nghiên cứu có sự phân hoá lớn giữa các cấp kính và giữa các nhóm loài cây. Nhóm loài cây ưu thế chiếm trữ lượng rất cao (102 148m 3 /ha) so với trữ lượng của rừng (108 159m 3 /ha). Bách xanh đá chiếm trữ lượng cao nhất trong nhóm loài cây ưu thế và tập trung ở cấp kính trên 20cm. Đặc biệt cỡ kính trên 40cm trong lâm phần hầu như chỉ có loài Bách xanh đá. Đặc điểm phân bố Phân bố số cây theo cấp chiều cao N/H vn Đường phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng lệch trái, nhiều đỉnh, tập trung ở cỡ chiều cao từ 7 9m, chứng tỏ rừng ở đây có đủ thế hệ cây dự trữ và kế cận để vươn lên chiếm lĩnh tầng trên. Đối với Bách xanh đá, ở giai đoạn cấp chiều cao dưới 7m (cây còn non) loài cây này chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định; đến giai đoạn cấp chiều cao từ 7m trở lên loài cây này đã tỏ rõ ưu thế vượt trội hơn so với các loài khác về số lượng cây. Như vậy, Bách xanh đá là loài cây chi phối sự phát triển về chiều cao của trạng thái rừng này. Kết quả thử nghiệm cho thấy phân bố số cây theo cấp chiều cao tuân theo luật phân bố Weibull. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D 1.3 ) N (cây) 30 Phân bố N-D Đường cong phân bố N/D 1.3 thực nghiệm của 1.3 thực nghiệm của lâm phần và Bách xanh đá lâm phần có dạng giảm dần khi đường kính tăng. Đường phân bố thực nghiệm của loài Bách xanh đá (màu hồng) có dạng 1 đỉnh, hình chữ j và giảm dần. Chứng tỏ phân bố N/D 1.3 của lâm phần và của Bách xanh đá tương đối ổn định. Phân bố N/D cho thấy, chỉ có loài Bách xanh đá tồn tại và phát triển thành cây gỗ có kích thước lớn ở trạng thái rừng này. Bách xanh đá chiếm lĩnh lâm phần từ cỡ kính 24cm trở lên. Đặc biệt, cỡ kính trên 37cm chỉ có duy nhất Bách xanh đá. Kết quả thử nghiệm cho thấy, hàm khoảng cách mô phỏng khá tốt phân bố N/D của trạng thái rừng tự nhiên trên núi đá nơi có loài Bách xanh đá phân bố và của riêng loài Bách xanh đá. 25 20 15 10 5 0 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 3.4 4.2 5.0 5.8 6.6 7.4 8.2 9.0 9.8 10.6 11.4 Phân bố thực nghiệm N/H của lâm phần và của Bách xanh đá vị trí 1 N (cây) f lâm phần f Bách xanh đá Bách xanh đá Toàn ô Hvn (m) 11.6 18.2 24.7 31.3 37.9 44.5 51.1 57.7 64.2 70.8 77.4 84.0 D 1.3 (cm) 18 Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32

Nghiên cứu-trao đổi 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 N (cây) f thực nghiệm f lý thuyết 11.6 18.2 24.7 31.3 37.9 44.5 51.1 57.7 64.2 70.8 77.4 84.0 D 1.3 (cm) Phân bố N-D 1.3 thực nghiệm và lý thuyết của lâm phần 40 35 30 25 20 15 10 5 0 N (cây) f thực nghiệm f lý thuyết 12 20 27 35 43 50 58 65 73 81 Phân bố N-D 1.3 thực nghiệm và lý thuyết của Bách xanh đá D1.3 (cm) Nghiên cứu về đặc điểm phân bố cho thấy: Rừng tự nhiên nơi có loài Bách xanh đá phân bố, Bách xanh đá chi phối sự phát triển về đường kính, chiều cao và cấu trúc rừng. Đặc điểm tƣơng quan của loài Bách xanh đá Tương quan H vn -D 1.3 Tương quan giữa đường kính thân cây và chiều cao vút ngọn của loài Bách xanh đá là tương đối chặt (r = 0,66). Phương trình tương quan có thể ứng dụng trong thực tiễn điều tra là: H vn =1,424993+ 6,6488056.logD 1.3 Tương quan giữa D t - D 1.3 Tương quan giữa đường kính tán cây và đường kính thân cây của loài Bách xanh đá tương đối chặt (r = 0,63). Phương trình tương quan có thể ứng dụng trong thực tiễn điều tra rừng là: D t = 2,2295792 + 0,0881556.D. 1.3 Tầng thứ Bách xanh đá có mặt ở tất cả các tầng của rừng, khi trưởng thành loài này chiếm vị trí chủ yếu ở tầng vượt tán và tầng tán. 14.0 Hvn (m) - 20 40Log. (Hvn= 60-1,424993 80 + 100D1.3 (cm) Biểu đồ tương 6,6488056*logD1.3) quan D-H của Bách xanh đá Phân chia chiều cao của lâm phần ra làm 3 tầng cho thấy Bách xanh đá luôn chiếm ưu thế ở tầng vượt tán (60 100%) và tầng tán (49 51%) của lâm phần. Tầng dưới tán Bách xanh đá chiếm tỷ lệ thấp nhất (23 37%). 12.0 10.0 8.0 6.0 4.0 2.0-12.0 10.0 8.0 6.0 4.0 2.0 - Dt (m) Hvn thực nghiệm Hvn= - 1,424993 + 6,6488056*logD1.3 Dt thực nghiệm Dt = 2,2295792 + 0,0881556*D1.3 Linear (Dt = 2,2295792 + D1.3 (cm) - 20 40 0,0881556*D1.3) 60 80 100 Biểu đồ tương quan D t -D 1.3 của Bách xanh đá Trắc đồ đứng của lâm phần Trắc đồ ngang của lâm phần Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32 19

Nghiên cứu Trao đổi Độ tàn che Đối với lâm phần, độ tàn che có sự phân chia không đều giữa các tầng, chiếm tỷ lệ cao nhất là tầng tán. Trong các loài cây thì Bách xanh đá chiếm độ tàn che lớn nhất (65 70%) và luôn chiếm ưu thế tàn che ở tầng tán (61 80%) và tầng vượt tán (77 100% so với lâm phần). Tái sinh rừng Tổ thành loài và mật độ cây tái sinh Tổ thành loài cây tái sinh tương đối đơn giản, loài cây ưu thế chiếm tỷ lệ tổ thành rất cao (90-96%). Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Bách xanh đá là rất tốt, cây tái sinh chiếm tỷ lệ tổ thành tương đối lớn (61-78%). Kết quả cho thấy, công thức tổ thành tầng cây tái sinh có khác so với công thức tổ thành tầng cây cao trong lâm phần, chứng tỏ sức sống các loài khác nhau trong lâm phần là khác nhau. Riêng loài Bách xanh đá phát triển rất ổn định với từng giai đoạn phát triển của rừng. Mật độ cây tái sinh của lâm phần và của loài Bách xanh đá biến động rõ rệt giữa 2 vị trí nghiên cứu (8.500-23.800 cây/ha). Nguyên nhân biến động là do sự thay đổi của độ dốc (độ tàn che giữa 2 vị trí thay đổi không đáng kể, từ 0,64-0,68); khi độ dốc tăng thì số lượng cây tái sinh của các loài đều giảm. Loài Bách xanh đá tái sinh tốt ở độ tàn che 0,6 0,7 và độ dốc dưới 25 o. Phân cấp chiều cao cây tái sinh Phân chia chiều cao cây tái sinh làm 3 cấp (cấp 1: <50cm, cấp 2: từ 50-100cm và cấp 3: >50cm). Kết quả cho thấy tỷ lệ cây tái sinh ở các cấp chiều cao là không đồng đều. Số lượng cây tập trung ở cấp chiều cao 1 và giảm dần theo cấp chiều cao 2 và 3. Mật độ cây có triển vọng (>100cm) chiếm tỷ lệ rất thấp, từ 8-23% đối với lâm phần và từ 5-10% đối với loài Bách xanh đá. Cây tái sinh trong lâm phần có dạng phân bố cụm, riêng loài Bách xanh đá có phân bố dạng cụm. Phân cấp chất lượng cây tái sinh Chất lượng cây tái sinh biến động rất lớn. Tập trung chủ yếu ở cấp chất lượng tốt (chiếm trên 90%) và giảm dần theo cấp chất lượng trung bình và xấu. Đối với loài Bách xanh đá chất lượng cây tái sinh tốt chiếm trên 66%. Loài Bách xanh đá trong rừng tự nhiên Bách xanh đá có tính quần sinh rõ rệt. Ở rừng tự nhiên Bách xanh đá có quan hệ chặt chẽ với loài Bứa, Thông tre, Re và Dẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 15 loài cây xuất hiện bên cạnh loài Bách xanh đá với tần suất xuất hiện rất khác nhau. Tần suất xuất hiện lớn nhất gồm 3 loài Bách xanh đá, Bứa và Thông tre. Bách xanh đá xuất hiện như là một cây bạn với chính nó với tần suất xuất hiện rất cao (97% theo điểm và 59% theo cá thể). Công thức tổ thành nhóm loài cây mọc cùng Bách xanh đá là: 5,9 Bx + 0,9 B + 0,7 Tht + 0,5 R + 0,5 D + 1,5Lk. Nghiên cứu về không gian dinh dưỡng của loài Bách xanh đá ở rừng tự nhiên cho thấy: Một cây Bách xanh đá có diện tích dinh dưỡng biến động từ 2,4m 2 đến 94,6m 2 ; trung bình một cây chiếm diện tích dinh dưỡng là 21,7m 2. Như vậy, để đảm bảo không gian dinh dưỡng tốt nhất cho loài Bách xanh đá thì nên khống chế mật độ loài ở mức 360 cây/ha. Đặc điểm của rừng và điều kiện lập địa nơi có loài Bách xanh đá phân bố Kết quả điều tra trên tuyến đã ghi nhận tại vị trí tọa độ 17 24'18" vĩ Bắc, 106 13'13" kinh Đông, có độ cao 608m bắt gặp cây Bách xanh đá đầu tiên. Từ vị trí này đi lên, xác suất bắt gặp loài Bách xanh đá càng lớn, tập trung nhiều nhất ở đỉnh, dông và sườn trên với độ chênh cao khoảng 50-70m. Bách xanh đá có khả năng phân bố ở mọi hướng, tuy nhiên hướng Tây và Tây Bắc loài này thường phân bố ít hơn. Loài cây này có thể mọc ở độ dốc lên đến 90 0, nhưng thường tập trung chủ yếu trong khoảng độ dốc từ 0 o đến 60 o. Độ cao lớn nhất trong khu vực chúng tôi khảo sát có loài Bách xanh đá phân bố là 784m. Bách xanh đá phân bố ở khu vực có lượng mưa từ 2.300 2.400mm. Kết quả phân tích đất tại nơi có loài Bách xanh đá phân bố cho thấy, đất ở đây có hàm lượng 20 Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32

Nghiên cứu-trao đổi mùn rất giàu (12,54 14,04%), độ chua trung tính (ph Kcl = 6,5 6,6) và độ no bazơ gần như bão hòa (96,34 99,61%). 3. Xác định vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá Xác định vùng phân bố tiềm năng của Bách xanh đá thông qua việc tìm ra những vùng có điều kiện lập địa tương đồng bằng phần mềm Arcview 3.2b và đặc tính sinh thái của loài. Từ số liệu lượng mưa trung bình thu thập qua các năm và các lớp bản đồ đường đẳng trị lượng mưa, tiến hành nội suy được bản đồ TIN lượng mưa của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Từ bản đồ TIN lượng mưa truy vấn được bản đồ lưới lượng mưa và bản đồ vùng có lượng mưa tương đương với lượng mưa ở điểm khảo sát có Bách xanh đá phân bố. Bản đồ phân vùng khí hậu của tỉnh Quảng Bình cho thấy, toàn bộ diện tích của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm trong một đai nhiệt độ, độ ẩm, lượng bốc hơi, thuộc phân vùng khí hậu III của tỉnh. Đề tài coi điều kiện khí hậu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là đồng nhất và không xây dựng lớp bản đồ khí hậu riêng cho khu vực nghiên cứu. Do bản đồ đất thu thập được không có các lớp bản đồ nền chứa đầy đủ thông tin về các loại đất trên núi đá. Vì vậy, đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng lớp bản đồ phân bố núi đá vôi Căn cứ vào tình hình thực tế phân bố dân cư và tình hình giao thông trong khu vực, sử dụng chức năng tạo vùng đệm của ArcView ta được lớp bản đồ tác động của dân cư và bản đồ tác động của giao thông. Tiến hành chồng ghép lớp bản đồ ảnh hưởng của dân cư, giao thông với bản đồ vùng phân bố lý thuyết Bách xanh đá ta được bản đồ vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Diện tích vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là 3.880 ha, chiếm 3,3% tổng diện tích của Vườn. trong khu vực trên cơ sở bản đồ đất của tỉnh. Bằng phương pháp truy vấn không gian áp dụng cho đối tượng vecter, kết quả được bản đồ khu vực núi đá vôi Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Bản đồ hiện trạng khu vực Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng không có đầy đủ thông tin về các loại thảm thực vật trên núi đá. Vì vậy, đề tài không xây dựng được bản đồ thảm thực vật. Dựa trên bản đồ ranh giới, lớp đường bình độ và lớp điểm độ cao của Vườn, sử dụng chức năng nội suy giá trị cho toàn khu vực (chức năng tạo TIN của phần mềm ArcView). Kết quả được bản đồ TIN độ cao của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Trên cơ sở bản đồ TIN độ cao, chuyển đổi ta được lớp bản đồ lưới độ cao. Từ bản đồ lưới độ cao, sử dụng công cụ truy vấn không gian, chọn những vùng có độ cao lớn hơn 600m, ta được lớp bản đồ độ cao thích nghi của loài Bách xanh đá. Tương tự, từ bản đồ TIN độ cao tiến hành nội suy được bản đồ độ dốc và bản đồ hướng phơi thích hợp của loài Bách xanh đá. Từ các lớp bản đồ đơn tính đã xây dựng ở trên (bản đồ độ cao, bản đồ độ dốc, bản đồ hướng phơi, bản đồ đất, lượng mưa thích hợp, ), bằng phương pháp chồng ghép lớp trong ArcView, ta được bản đồ vùng phân bố lý thuyết của loài Bách xanh đá. Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32 21

Nghiên cứu Trao đổi Diện tích được phân theo các địa danh như sau: Bảng 1. Diện tích và địa điểm phân bố của loài Bách xanh đá Phân khu chức năng Tiểu khu Tên xã Diện tích (ha) BVNN I 287 Thượng Trạch 1,5 PHST 288A Tân Trạch 116,6 PHST 288B Thượng Trạch 93,0 BVNN I 289 Thượng Trạch 4,4 BVNN I 28437 Thượng, Tân Trạch 3.664,5 Tổng 3.880,0 Căn cứ tình hình thực tế, đề tài chọn 3 vùng để kiểm chứng, đó là: vùng dọc đường 20 (từ km 28 đến km 30), vùng bản Arem và trạm Kiểm lâm 39, và vùng bản Đoòng-hang Én. Trong 10 điểm kiểm chứng tại 3 vùng trên thì có 8/10 điểm có phân bố Bách xanh đá trùng khớp giữa bản đồ và ngoài thực địa, có 2/10 điểm (điểm số 1 và điểm số 10) trên bản đồ có phân bố nhưng trên thực địa không có. 22 Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32

Nghiên cứu-trao đổi Lý do: Điểm số 1 có tọa độ 632.186-1929.090, tại khu vực này vẫn có các loài cây thuộc họ Re, họ Dẻ và một số loài cây lá kim, trong đó có loài Thông tre (loài cây thường mọc cùng loài Bách xanh đá) nhưng không thấy có phân bố của loài Bách xanh đá. Dùng ống nhòm quan sát các đỉnh xung quanh cũng không nhận thấy có loài này. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, chúng tôi đã thu thập mẫu đất. Kết quả phân tích đất cho thấy, đất ở đây có hàm lượng mùn rất thấp (5,34%) so với hàm lượng mùn của đất nơi có Bách xanh đá phân bố (12,54%). Các chỉ tiêu khác như hàm lượng N, P, K dễ tiêu, độ chua thủy phân, độ no bazơ tuy có chênh lệch so với đất nơi có loài Bách xanh đá phân bố nhưng không đáng kể. Điểm số 10 có tọa độ 628.662-1922.277, địa hình khu vực này là núi đất từ lưng sườn núi trở xuống chân núi, từ lưng sườn trở lên đỉnh là núi đá. Quan sát trên các đỉnh núi khu vực này đều không có phân bố của loài Bách xanh đá. IV. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Bách xanh đá có hình dạng thân cây, tán cây không ổn định, vỏ cây chứa nhiều ống dẫn nhựa thơm, rễ phát triển rất mạnh; Gỗ có mùi thơm, thuộc nhóm gỗ rất nặng, tỷ lệ co rút thấp, cường độ nén dọc thớ trung bình; Nón đơn tính cùng gốc, nón cái hình trứng rộng, có cuống dài; Quả khi chín tách làm 3 mảnh, hai mảnh 2 bên, mỗi bên mang 2 hạt có cánh. Tổ thành rừng nơi có loài Bách xanh đá phân bố tương đối đơn giản và Bách xanh đá là loài chiếm ưu thế. Tương quan H vn -D 1.3 và D t -D 1.3 của loài Bách xanh đá tương đối chặt. Chỉ có Bách xanh đá tồn tại và phát triển thành cây gỗ có kích thước lớn ở trạng thái rừng tự nhiên nơi có loài Bách xanh đá phân bố. Tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu tương đối tốt, mật độ cao, tuy nhiên tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp. Cây tái sinh phân bố dạng cụm. Ở rừng tự nhiên, loài cây thường mọc cùng Bách xanh đá là Bứa, Thông tre, Re, Dẻ và chính nó. Bách xanh đá phân bố ở độ cao từ 600-800m, tập trung nhiều nhất ở đỉnh, dông và sườn trên với độ chênh cao khoảng 50-70m. Loài cây này thích hợp với loại đất mùn đen trên núi đá vôi, hàm lượng mùn rất giàu, độ chua trung tính, độ no bazơ gần như bão hòa. Tổng diện tích vùng phân bố tiềm năng của loài Bách xanh đá ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là 3.880 ha, thuộc địa bàn 2 xã Tân Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32 23

Nghiên cứu Trao đổi Trạch và Thượng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. 2. Khuyến nghị Ứng dụng công nghệ thông tin để lập hồ sơ, quản lý và theo dõi tình hình diễn biến, diễn thế của quần thể Bách xanh đá. Thực hiện tốt công tác giống và tiến hành trồng rừng thử nghiệm bằng loài cây này trên núi đá. Tăng cường công tác tuyên truyền và bảo vệ quần thể Bách xanh đá tại khu vực này. Trong điều kiện cho phép nên điều tra cụ thể về đất đai, khí hậu, thảm thực vật để tăng mức độ tin cậy của các kết quả trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Averyanov L.V., Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Phan Kế Lộc (2004). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc 2004: 40 44. NXB KH & KT Hà Nội. 2. Averyanov L.V., Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Phạm Văn Thế (2005). Calocedrus rupestris Sp.nov. (Cupressaceae), Một loài thông sót lại mới tìm thấy ở vùng núi đá vôi Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội thảo quốc gia lần thứ nhất: 284 290. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Averyanov L.V., Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Phan Kế Lộc và cộng sự (2004). Góp phần kiểm kê thành phần loài và sự phân bố thông ở tỉnh Quảng Bình, Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2: NXB KH & KT Hà Nội. 4. Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh Hạnh, Trần Thanh Tùng (2007). Sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ phân bố Bò tót ở miền Trung Việt Nam. Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 2: NXB KH & KT Hà Nội. 5. Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip lan Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov, Jacinto Regalado Jr (2005). Thông Việt Nam: nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. NXB Lao động xã hội. 6. Viện Điều tra quy hoạch rừng (2007). Hồ sơ đăng ký Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 7. Averyanov L.V., Nguyen Tien Hiep (2002). Diplopanax vietnamensis, a New Species of Nyssaceae from Vietnam - One More Living Representative of the Tertiary Flora of Eurasia. Novon 12, 4: 433-436. 8. Farjon A. et al (2002). Xanthocyparis vietnamensis, A New Genus and Species in Cupressaceae (Coniferales) from Northern Vietnam. Novon 12, 2: 179-189. 9. Paul A. Gadek, Deryn L. Alpers, Margaret M. Heslewood, and Christopher J. Quynn, (2000). Relationships within Cupressaceae sensu lato: a combined morphological and molicular approach. University of New south wales, Sydney, Australia. 10. Averyanov L.V., Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, and Pham Van The (2005). Distribution, ecology, and habitats of Calocedrus rupestris (Cupressaceae) in Vietnam. Turczaninowia 8(4):19-35. Available: http://ssbg.asu.ru/turcz/turcz405-19-35.pdf, accessed 2008.09.12. Ngƣời phản biện: TS Trần Quang Bảo 24 Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 32