ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU

Similar documents
Lâm sàng thống kê Ước tính khoảng tin cậy 95% cho một biến số đã hoán chuyển sang đơn vị logarít

10/1/2012. Hạch toán Thu nhập Quốc dân

Tác dụng codeine của tác dụng thuốc Efferalgan Codein thuốc Thuốc tác dụng thuốc codein tác dụng tác dụng tác dụng thước Efferalgan codein dụng tác

Bộ ba bất khả thi. Impossible Trinity

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0. Hi vọng rằng phần HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÊN EVIEW 6.0 sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn!

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ SỬ DỤNG EXCEL

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC BON TRONG CÁC BỘ PHẬN CÂY LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh.et.E.Z.Li)

Đo lường các hoạt động kinh tế

Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Hướng dẫn cho các thử nghiệm y sinh học dự phòng HIV

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ( )

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ RỪNG (Gallus gallus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT

Năm 2015 A E. Chứng minh. Cách 1.

POWER POINT 2010 GIÁO TRÌNH

The Hoi An Declaration on Urban Heritage Conservation and Development in Asia 2017

learn.quipper.com LUYỆN THI THPT - QG

ĐÁNH GIÁ PROFILE VẬN TỐC GIÓ THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Ghi chú. Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. 27 Nguyễn Thông, Phường 7, quận 3, TP.HCM. SP Saigon Petro

Giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho Điện toán Đám mây và Ảo hóa

Mô phỏng vận hành liên hồ chứa sông Ba mùa lũ bằng mô hình HEC-RESSIM

CHẤN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG GIAI ĐOẠN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NHỮNG HỆ LỤY VÀ THAY ĐỔI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THẾ GIỚI KHI MỸ RÚT KHỎI HIỆP ĐỊNH PARIS

The Magic of Flowers.

Sự lựa chọn hợp lý. Nâng cao năng lực cho quá trình chính sách y tế dựa trên bằng chứng. Liên minh Nghiên cứu chính sách và hệ thống y tế

TỶ SỐ GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM: CÁC BẰNG CHỨNG MỚI VỀ THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT

TIẾN TỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐÔNG

Các Phương Pháp Phân Tích Định Lượng

Thay đổi cuộc chơi: Impact 360 TM Ghi âm cho truyền thông IP & Tối ưu hóa Nhân lực (WFO) Stephen Abraham Loh Presenter

Bài 5 Chiến lược Sản phẩm Quốc tế

VAI TRÒ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY, SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU VỰC VEN BỜ BÀNG LA- ĐẠI HỢP (HẢI PHÒNG)

LỜI CAM ĐOAN. Trương Thị Chí Bình

BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM ( ) THỰC HIỆN VIETNAM ICT INDEX VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU, PHƢƠNG PHÁP TÍNH MỚI

Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression Phối cảnh - Artist s impression

Pháp luật Quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized. Public Disclosure Authorized

BÁO CÁO KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNGVÀ ĐIỂM BƯU ĐIỆN VĂN HOÁ XÃ TẠI 3 TỈNH THÁI NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ TRÀ VINH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ ĐẤT THAN BÙN Ở U MINH HẠ

Terms and Conditions of 'Shopping is GREAT' cash back campaign Điều khoản và Điều kiện của Chương trình tặng tiền Mua sắm Tuyệt vời

Uỷ Ban Dân Tộc. Nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam vùng dân tộc thiểu số

CHƯƠNG 1. Nhận thức của thị trường và niềm tin của nhà đầu tư: Những nhân tố làm biến động giá cổ phiếu

PHU LUC SUA DOI VA BO SUNG DIEU LE

Các phương pháp định lượng Bài đọc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nin khĩa

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A Nguyen Van Nghi Street, Ward 7, Go Vap District. 4 1C Nguyen Anh Thu Street, Trung My Tay Ward, District 12

KHUNG THỐNG KÊ VĂN HÓA UNESCO 2009 (FCS)

THIẾT KẾ BỔ SUNG TRONG CHỌN GIỐNG

THAY ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG RENOVATION OF GROWTH MODEL

DẪN NHẬP. B. Mục Lục Thư Viện Tự Động Hóa (automated online catalog) hay Mục Lục Trực Tuyến (OPAC = Online Public Access Catalog)

Ảnh hưởng của xâm nhập lạnh sâu đến mưa ở Việt Nam

SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG

TĂNG TỶ TRỌNG. HNX - Vietnam Điểm sáng lợi nhuận trong quý 4 và tăng trưởng tích cực trong các năm tới

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Văn phòng ILO khu vực Châu Á Thái Bình Dương Phòng phân tích kinh tế và xã hội khu vực (RESA) Tháng 12 năm 2014

Chương 14. Đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số

Rèn kỹ năng đọc hiểu (1)

và Sáng kiến Thích ứng và Uỷ ban Sông Mê Kông

KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA ĐỒNG EURO

TRỞ LẠI TƯƠNG LAI: SỰ BẤT ỔN TẠI CHÂU ÂU SAU CHIẾN TRANH LẠNH (PHẦN 1)

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SỔ TAY KINH DOANH

Cần Thơ, Việt Nam Tăng cường Khả năng Thích ứng của Đô thị

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC TRANH CHẤP TẠI BIỂN ĐÔNG

THÁNG 1/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CONTENT IN THIS ISSUE

336, Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam. Nhận bài : 16 tháng 3 năm 2012, Nhận đăng : 10 tháng 8 năm 2012

BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG)

Hiện trạng triển khai IPv6 toàn cầu qua các con số thống kê và dự án khảo sát mức độ ứng dụng IPv6

Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU

Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo môi trường với quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES

KHẢ NĂNG CUNG CẤP KALI VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA LÚA ĐỐI VỚI PHÂN KALI TRÊN ĐẤT THÂM CANH BA VỤ LÚA Ở CAI LẬY TIỀN GIANG VÀ CAO LÃNH ĐỒNG THÁP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO CÁC TRẠI NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Southlake, DFW TEXAS

Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở VÀNH ĐAI SÔNG TIỀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ

Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TOÀN CẦU

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN ĐẢO CÔN ĐẢO PARTICULAR CHARACTERISTICS OF SEA WATER OF CON DAO ISLAND

Kinh nghiệm quốc tế và các đề xuất sửa đổi khung pháp lý về định giá rừng tại Việt Nam

Phát triển của Việt Nam trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc: cần làm gì?

Châu Á Thái Bình Dương

B NG CÂU H I: TÌM HI U CÁC KHÁI NI M V DU L CH B N V NG. 2. B n có ngh r ng vi c b o v ngu n l i t nhiên và du l ch có th t ng thích nhau?

Ý nghĩa của trị số P trong nghiên cứu y học

Detail Offer/ Chi Tiết. Merchant/ Khách Sạn & Resorts Sofitel Legend Metropole Hanoi (Le Spa du Metropole)

THÁNG 2/2016 KHU VỰC TRUNG TÂM TP. HỒ CHÍ MINH. Accelerating success

BÁO CÁO TIỀN TỆ. Tháng / Số 37. Tóm tắt nội dung. Nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất VND liên ngân hàng. Lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm

Từ xói lở đến bồi lắng

Trường Công Boston 2017

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC TRẦM TÍCH THÀNH TẠO CARBONATE TRƯỚC KAINOZOI MỎ HÀM RỒNG, ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này.

Chương 19. Các biến giải thích ngẫu nhiên và phương pháp biến công cụ

VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN TRONG TĂNG TRƯỞNG XANH LAM Ở VIỆT NAM

Quách Thị Hà * Số 484 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam

thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Transcription:

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẠC LIÊU Bùi Văn Trịnh 1 và Nguyễn Văn Đậm 2 1 Nhà xuất bản, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 18/06/2015 Ngày chấp nhận: 29/10/2015 Title: Assessing the service quality of cultural tourism destinations in Bac Lieu province Từ khóa: Điểm đến, dịch vụ du lịch, chất lượng, nhân tố ảnh hưởng, IPA Keywords: Destination, tourism service, quality, affecting factors, IPA ABSTRACT Bac Lieu with many attractive tourist destinations is attracting a large number of domestic and foreign tourists. Particularly, in recent years, the province's cultural tourism has prospered with new destinations built to meet the demand to learn, discover the culture, history, and people of Bac Lieu. However, the quality of service at cultural destinations is inadequate and needed to improve in the coming time. Aming to do that this study was conducted with direct interviews of 100 tourists at the cultural destinations in the province. Through the method of testing the reliability of the scale by coefficient Cronbach's Alpha and factor analysis EFA, the results showed that factors of the cultural destinations need to be considered including: professionalism, impressiveness, attitude of service and safety, cultural knowledge, employee uniforms. Matrix IPA also be analyzed to provide a basis for strategic solutions to improve the quality of service at cultural tourism destinations of Bac Lieu in particular and tourism in general. TÓM TẮT Bạc Liêu với nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn, đang thu hút được số lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, những năm gần đây, du lịch văn hóa của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với nhiều điểm đến được xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách về văn hóa, lịch sử, con người Bạc Liêu. Mặc dù vậy, chất lượng dịch vụ tại các điểm đến văn hóa còn nhiều bất cập, cần phải cải thiện trong thời gian tới. Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến văn hóa, bài nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 du khách tại các điểm đến văn hóa trên địa bàn tỉnh. Thông qua phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach s Alpha và phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy, các yếu tố mà các điểm đến văn hóa cần quan tâm đến bao gồm: Tính chuyên nghiệp, khả năng tạo ấn tượng, thái độ phục vụ và tính an toàn, khả năng tìm hiểu giá trị văn hóa, đồng phục của nhân viên. Ma trận IPA cũng được phân tích để làm cơ sở đưa ra các giải pháp ứng với từng phần tư chiến lược nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Bạc Liêu nói riêng và du lịch Bạc Liêu nói chung. 11

1 GIỚI THIỆU Du lịch, ngành công nghiệp không khói, đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Bạc Liêu nói riêng. Là một trong những đô thị lâu đời của miền Tây Nam Bộ, Bạc Liêu có những nét độc đáo trong văn hóa lịch sử được nhiều người biết đến như giai thoại về Công tử Bạc Liêu nổi tiếng một thời, hay là nơi khơi nguồn cho nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ với bản Dạ cổ Hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và còn nhiều những chiến công trong lịch sử đấu tranh đòi chủ quyền cho mãnh đất mà cha ông đã gây dựng, là sự vùng dậy của nông dân Giá Rai chống bọn áp bức tái hiện qua di tích đồng Nọc Nạng hay là căn cứ chỉ huy quan trọng cho các trận đánh của quân dân Bạc Liêu ở Khu Căn cứ Tỉnh ủy. Chính những điều này giúp cho du lịch văn hóa của Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển, tạo nên sự cuốn hút cho những ai muốn khám phá nét độc đáo trong văn hóa của người dân Bạc Liêu. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã được xây dựng, trùng tu, tôn tạo nhằm tái hiện lại lịch sử của điểm đến, thu hút được du khách đến tham quan, mang lại giá trị cho ngành du lịch. Mặc dù vậy, các điểm đến văn hóa vẫn chưa thực sự làm du khách hài lòng, hạn chế về trình độ chuyên môn của nhân viên, cơ sở hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, làm cho du lịch tại các điểm đến văn hóa tuy có thu hút được du khách nhưng chưa thực sự hấp dẫn được họ. Để tìm ra những hạn chế mà du lịch văn hóa Bạc Liêu còn gặp phải cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch, bài nghiên cứu tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của 100 du khách tại các điểm đến văn hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bao gồm: Khu nhà Công tử Bạc Liêu, Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích Nọc Nạng và Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Điểm đến du lịch Đối với điểm đến du lịch, theo nghĩa hẹp, điểm đến có thể là một tập hợp, bất cứ gì dễ nhận ra như công trình xây dựng, đài tưởng niệm, công trình kiến trúc. Theo nghĩa rộng, điểm đến có thể là một thực thể văn hóa xã hội, nó có thể là văn hóa, lịch sử. Điểm đến có thể bao gồm nhiều điểm đến nhỏ hơn và có mối liên hệ với nhau về mặt nào đó (Lâm, 2007). Theo Buhalis (2000) định nghĩa: điểm đến là nơi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu dùng dưới thương hiệu của điểm đến ; là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ (Huệ, 2006). 2.1.2 Chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch là mức phù hợp của dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu (Hùng, 2012), hay là sự khác biệt giữa nhận thức và mong đợi của khách hàng liên quan đến các dịch vụ du lịch cụ thể mà công ty du lịch cung cấp (Chuang, 2010). Frochot (2004) chỉ ra rằng bản chất của dịch vụ điểm đến du lịch phụ thuộc nhiều vào mức độ phù hợp giữa dịch vụ do nhà cung ứng dịch vụ cung cấp và nhu cầu của khách hàng, qua đó du khách có thể đạt được những điều mình muốn và làm tăng sự hài lòng của họ đối với dịch vụ du lịch. Một dịch vụ du lịch có chất lượng sẽ làm tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch và nâng cao triển vọng thu hút khách du lịch mới cũng như tạo thêm thu nhập cho điểm đến phát triển du lịch (Saez, Fuentes & Montes, 1997). Các nhà quản lý trong ngành du lịch luôn cố gắng phấn đấu để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch do họ cung cấp với mong muốn sẽ giữ chân được du khách, du khách đánh giá cao chất lượng dịch vụ du lịch sẽ trở lại điểm đến thường xuyên và giới thiệu nó cho những người khác (Tian, Cole & Crompton, 2003). 2.2 Đo lường chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Mô hình mức độ quan trọng mức độ thể hiện (IPA Important Performance Analysis) là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu của nhà cung ứng dịch vụ (I-P gaps) được đề xuất bởi Martilla và Jame năm 1977. Mô hình này phân loại những thuộc tính đo lường chất lượng dịch vụ, cung cấp cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bổ ích về điểm mạnh và điểm yếu của những dịch vụ mà chính họ cung cấp cho khách hàng. Từ đó, nhà quản trị cung ứng dịch vụ sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Không giống như mô hình SERVQUAL hay SERVPERF đánh giá giá trị tuyệt đối mức độ cảm nhận của người tiêu dùng về 12

chất lượng dịch vụ, mô hình IPA được sử dụng để xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí chất lượng dịch vụ đối với người tiêu dùng (Sampson & Showalter, 1999; Anestis Fotiadis & Chris Vassiliadis, 2008; Phương và Thuận, 2012). Qua mô hình này, nhà quản lý du lịch có thể biết được đặc điểm nào của dịch vụ du lịch là quan trọng nhất đối với du khách và du khách đánh giá dịch vụ du lịch ra sao để đề xuất giải pháp thỏa mãn yêu cầu của họ (Thành và ctv, 2012). Mỗi ma trận IPA gồm 4 phần tư với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoàng (X) thể hiện mức độ thực hiện như sơ đồ sau: Thấp Mức độ quan trọng Cao PHẦN 1 Mức độ quan trọng cao Mức độ thực hiện thấp Tập trung phát triển PHẦN 3 Mức độ quan trọng thấp Mức độ thực hiện thấp Hạn chế phát triển PHẦN 2 Mức độ quan trọng cao Mức độ thực hiện cao Tiếp tục duy trì PHẦN 4 Mức độ quan trọng thấp Mức độ thực hiện cao Giảm sự đầu tư Martilla & James, 1977 Thấp Mức độ thực hiện Cao Hình 1: Mô hình phân tích mức độ quan trọng và thực hiện dịch vụ Phần 1 (Tập trung phát triển): Những thuộc tính nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối với du khách, nhưng mức độ thực hiện của nhà cung ứng dịch vụ du lịch rất kém. Kết quả này giúp cho nhà quản trị cung ứng dịch vụ du lịch chú ý những thuộc tính này, tập trung phát triển mức độ cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn du khách. Phần 2 (Tiếp tục duy trì): Những thuộc tính nằm trong phần tư này được xem là rất quan trọng đối với khách du lịch và nhà cung ứng dịch vụ du lịch cũng đã có mức độ thể hiện rất tốt. Nhà quản trị cung ứng dịch vụ du lịch nên tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh này. Phần 3 (Hạn chế phát triển): Những thuộc tính nằm ở phần tư này được xem là có mức độ thể hiện thấp và không quan trọng đối với khách du lịch. Nhà quản trị cung ứng dịch vụ du lịch nên hạn chế nguồn lực phát triển những thuộc tính này. Phần 4 (Giảm sự đầu tư): Những thuộc tính nằm ở phần tư này được xem là không quan trọng đối với khách du lịch, nhưng mức độ thể hiện của nhà cung ứng rất tốt. Có thể xem sự đầu tư quá mức như hiện tại là vô ích. Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên sử dụng nguồn lực này tập trung phát triển những thuộc tính khác. Trong đó, mối quan hệ giữa mức độ quan trọng (I) và mức độ thực hiện (P) các thuộc tính của điểm đến được thể hiện thông qua hiệu số (P I). Nếu (P I) 0 cho thấy chất lượng dịch vụ tốt và ngược lại cho thấy chất lượng dịch vụ không tốt khi (P I) < 0. 2.3 Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Khung tiêu chí gồm 5 thành phần của Parasuraman (1988) vẫn được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch. Pawitra & Tan (2003), đã sử dụng bộ tiêu chí của Parasuraman để phân tích chất lượng dịch vụ du lịch vì các tác giả lưu ý rằng, việc sử dụng các tiêu chí này sẽ đảm bảo được các dữ liệu phản ánh được các thuộc tính độc đáo của dịch vụ du lịch được cung cấp bởi các điểm đến. Cũng giống với quan điểm đó, Alvin Hung Chih Yu, Duarte Morais & Garry Chick (2001) trong nghiên cứu về chất lượng dịch vụ du lịch tại Đài Loan cũng cho rằng, tiêu chí của Parasuraman nên được áp dụng làm khung lý thuyết để đánh giá chất lượng dịch vụ của một điểm đến. Vận dụng bộ tiêu chí này còn có nghiên cứu của Thành và ctv (2012), nhóm tác giả đã sử dụng bộ tiêu chí 23 biến để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch ở Phú Quốc. Hải (2012) cũng sử dụng nhóm các yếu tố của mô 13

hình này với 20 tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch Cần Thơ. Trong nội dung bài nghiên cứu, tác giả đã kế thừa khung tiêu chí đo lường của các nghiên cứu trước để vận dụng xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Thông qua số liệu thu thập được bằng cách phỏng vấn trực tiếp 100 du khách theo phương pháp thuận tiện tại các điểm đến du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh bao gồm: Khu nhà Công tử Bạc Liêu, Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đền thờ Bác Hồ, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HỮU HÌNH TIN CẬY TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO CẢM THÔNG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Khu di tích Nọc Nạng và Khu Căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach s Alpha để loại bỏ những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (Nunnally và BernStein, 1994) và phân tích nhân tố EFA để gom nhóm những thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điểm đến văn hóa với hệ số tải nhân tố được lựa chọn là 0,55 (Hair et al., 1998). Những yếu tố được sàng lọc sẽ được đưa vào phân tích ma trận IPA, làm cơ sở để đưa ra giải pháp cho bài nghiên cứu. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀI LÒNG VỀ ĐIỂM ĐẾN Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá của khách du lịch đối với thang đo chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch Chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa sẽ được thể hiện thông qua kiểm định sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các biến quan sát trong thang đo, kết quả như Bảng 1. Qua Bảng 1 ta có thể thấy, du khách đánh giá khá cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm đến du lịch văn hóa. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển du lịch với phương châm du lịch Bạc Liêu đi lên từ văn hóa của tỉnh trong thời gian tới. Vì thế, tỉnh đã có sự trùng tu, sửa chữa, xây dựng nhiều công trình văn hóa trong những năm qua như Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đền thờ Bác Hồ hay Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Một số tiêu chí được du khách đánh giá cao như: Điểm tham quan thoáng mát, sạch sẽ; Phòng trưng bày bố trí ngăn nắp, dễ quan sát; Di tích có giá trị văn hóa đáng để tìm hiểu. Tuy nhiên chênh lệch giữa các tiêu chí trong thang đo đều dương, điều này có nghĩa là mặc dù được đánh giá cao nhưng Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất du lịch văn hóa của tỉnh vẫn chưa thực sự hấp dẫn được khách tham quan. Một số tiêu chí của thang đo được du khách đánh giá khá thấp về mức độ thực hiện như tiêu chí Có giao lưu với người lớn tuổi để biết thêm về lịch sử của điểm đến văn hóa chỉ đạt 2,87 điểm trong khi du khách khá quan tâm đến tiêu chí này khi tới các điểm đến như vậy. Một số tiêu chí khác cũng được du khách đáng giá thấp là các tiêu chí thuộc về tính chuyên nghiệp của các nhân viên/hướng dẫn viên tại điểm đến văn hóa như Phong cách phục vụ của nhân viên tạo được ấn tượng tốt chỉ được đánh giá 3,28 điểm về mức độ thực hiện hay tiêu chí Hướng dẫn viên/nhân viên quan tâm, lưu ý đến du khách cũng chỉ đạt 3,26 điểm. Tuy có thể nói du lịch văn hóa Bạc Liêu có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là những giá trị văn hóa đặc sắc được hình hành từ trong quá trình khai hoang, đấu tranh gìn giữ chủ quyền và quyền lợi đã vun thêm cho văn hóa Bạc Liêu nhiều điều hấp dẫn nhưng làm du lịch từ văn hóa của Bạc Liêu vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Du lịch của tỉnh nên có sự đầu tư đồng bộ và trọng tâm, nhất là nguồn nhân lực. 14

Bảng 1: Đánh giá của du khách đối với chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Mã hóa Biến quan sát I P I-P Sig. A1 Điểm tham quan thoáng mát, sạch sẽ 4,66 3,71 0,95 0,000 A2 Khu vực vệ sinh công cộng sạch sẽ 4,70 3,30 1,40 0,000 A3 Hiện vật sinh động, đa dạng, mang đặc trưng điểm đến 4,54 3,70 0,84 0,000 A4 Nhân viên ăn mặc lịch sự, đồng phục, tươm tất 4,17 3,65 0,52 0,000 A5 Phòng trưng bày bố trí ngăn nắp, dễ quan sát 4,56 3,82 0,74 0,000 A6 Tài liệu tham khảo (sách, ảnh) phong phú, sinh động 4,48 3,40 1,08 0,000 B1 Thông tin về điểm đến được cung cấp rõ ràng, đầy đủ 4,32 3,31 1,01 0,000 B2 Các mô hình tái hiện được lịch sử của điểm đến 4,45 3,73 0,72 0,000 B3 Di tích có giá trị văn hóa, đáng để tìm hiểu 4,56 3,77 0,79 0,000 C1 Nhân viên/hướng dẫn viên tiếp đón chu đáo 4,57 3,65 0,92 0,000 C2 Nhân viên tận tình hướng dẫn và giới thiệu hiện vật 4,39 3,70 0,69 0,000 C3 Nhân viên nhiệt tình khi du khách cần giúp đỡ 4,55 3,73 0,82 0,000 C4 Giải quyết phàn nàn của du khách nhanh chóng 4,41 3,37 1,04 0,000 D1 Đảm bảo an toàn về tài sản 4,62 3,76 0,86 0,000 D2 Nơi phục vụ ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm 4,67 3,44 1,23 0,000 D3 Phong cách phục vụ tạo được ấn tượng tốt 4,38 3,28 1,10 0,000 D4 Nhân viên có kiến thức về lịch sử văn hóa 4,54 3,57 0,97 0,000 D5 Nhân viên thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu 4,43 3,47 0,96 0,000 E1 Có giao lưu với người lớn tuổi để biết thêm về lịch sử 4,39 2,87 1,52 0,000 E2 Nhân viên quan tâm, lưu ý đến du khách 4,24 3,26 0,98 0,000 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thu thập của 100 du khách, 4/2015 3.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach s Alpha đạt được là 0,892 với hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều thỏa mãn giá trị lớn hơn 0,3. Kết quả cho thấy thang đo có độ tin cậy cao, đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố. Bảng 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Mã hóa Biến quan sát Hệ số tương Hệ số Cronbach s quan biến tổng Alpha nếu loại biến A1 Điểm tham quan sạch sẽ 0,393 0,890 A2 Khu vực vệ sinh công cộng 0,587 0,884 A3 Hiện vật sinh động, đa dạng 0,416 0,889 A4 Nhân viên ăn mặc lịch sự, đồng phục 0,365 0,890 A5 Phòng trưng bày bố trí ngăn nắp 0,395 0,889 A6 Tài liệu tham khảo đa dạng, sinh động 0,525 0,886 B1 Thông tin về điểm đến rõ ràng, đầy đủ 0,573 0,884 B2 Các mô hình tái hiện được lịch sử 0,516 0,886 B3 Di tích có giá trị văn hóa, đáng để tìm hiểu 0,519 0,886 C1 Nhân viên/hướng dẫn viên tiếp đón chu đáo 0,439 0,888 C2 Nhân viên tận tình hướng dẫn 0,486 0,887 C3 Nhân viên nhiệt tình khi giúp đỡ 0,468 0,888 C4 Giải quyết phàn nàn nhanh chóng 0,620 0,883 D1 Đảm bảo an toàn về tài sản 0,542 0,885 D2 Nơi phục vụ ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm 0,711 0.879 D3 Phong cách phục vụ tạo được ấn tượng tốt 0,589 0,884 D4 Nhân viên có kiến thức về lịch sử văn hóa 0,472 0,888 D5 Nhân viên thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu 0,522 0,886 E1 Có giao lưu với người lớn tuổi 0,467 0,890 E2 Nhân viên quan tâm, lưu ý đến du khách 0,570 0,884 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thu thập từ 100 du khách, 4/2015 15

Với hệ số tải nhân tố là 0,55, kết quả phân tích nhân tố cho kết quả với hệ số KMO đạt được là 0,802, kiểm định Barlett s test đạt mức ý nghĩa 1%, tổng phương sai trích là 63,609% với 5 nhân tố được gom nhóm. Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Biến quan sát Nhân tố Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 D3 0,775 D4 0,813 D5 0,663 E2 0,567 A1 0,678 A5 0,692 A6 0,585 B2 0,694 C1 0,612 C2 0,651 C3 0,669 D1 0,658 A3 0,589 B1 0,589 E1 0,639 A4 0,872 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu thu thập từ 100 du khách, 4/2015 Trong đó, nhóm nhân tố Tính chuyên nghiệp (gồm các biến quan sát D3, D4, D5, E2); nhóm nhân tố Khả năng tạo ấn tượng (gồm các biến quan sát A1, A5, A6, B2); nhóm nhân tố Thái độ phục vụ và tính an toàn (gồm các biến quan sát C1, C2, Tính chuyên nghiệp C3, D1); nhóm nhân tố Khả năng tìm hiểu giá trị văn hóa (gồm các biến quan sát A3, B1, E1) và nhóm nhân tố Đồng phục của nhân viên (gồm các biến quan sát A4). Khả năng tạo ấn tượng Thái độ phục vụ và tính an toàn CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA Khả năng tìm hiểu giá trị văn hóa Đồng phục của nhân viên Hình 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Nguồn: Tổng hợp của tác giả 16

4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Để có cơ sở đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến văn hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, công cụ ma trận IPA được sử dụng cho việc phân tích. Mổi phần tư trong ma trận sẽ có các chiến lược cụ thể tương ứng. Phần thứ nhất là phần tập trung phát triển, phần này có mức độ quan trọng cao nhưng mức độ thực hiện thấp. Phần thứ hai là phần tiếp tục duy trì, phần này có mức độ quan trọng cao và mức độ thực hiện cũng cao tương ứng. Phần thứ ba là phần hạn chế phát triển, phần này có mức độ quan trọng thấp và mức độ thực hiện cũng thấp. Phần thứ tư là phần giảm đầu tư, phần này có mức độ quan trọng thấp nhưng mức độ thực hiện cao Hình 3: Ma trận giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập của 100 du khách, 4/2015 Phần 1 (Tập trung phát triển) gồm các biến quan sát: tài liệu tham khảo (sách, ảnh, ) đa dạng, sinh động (A6); hướng dẫn viên thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu (D5). Các biến quan sát này có mức độ quan trọng cao nhưng mức độ thực hiện thì khá thấp, do đó đòi hỏi quản lý các điểm đến văn hóa chú trọng phát triển nhiều hơn. Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng chung của các điểm đến văn hóa, tài liệu tham khảo tại các điểm đến này còn chưa phong phú, đa dạng và khả năng thuyết trình, thuyết minh của nhân viên/hướng dẫn viên cũng còn hạn chế. Muốn cải thiện các yếu tố này thì nhà quản lý tại các điểm đến nên: + Sưu tầm thêm nhiều hiện vật có liên quan đến điểm đến văn hóa, khuyến khích người dân địa phương còn lưu trữ các hiện vật lịch sử cung cấp cho điểm đến văn hóa để làm phong phú thêm các tư liệu tham khảo; + Bảo quản tốt các tài liệu, hình ảnh, để các hiện vật này có thể được lưu trữ lâu dài theo thời gian; + Điều tra, thống kê các tư liệu có liên quan đến lịch sử điểm đến văn hóa để bổ sung vào nguồn tài liệu của điểm đến; + Đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ nếu nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu; + Cải thiện trình độ chuyên môn của nhân viên từ công tác tuyển dụng. Nhà quản lý cần tuyển chọn nhân viên có năng lực thực sự vào làm việc chứ không thể tuyển dụng qua loa làm ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến đối với du khách; + Thường xuyên cho nhân viên tham gia các khóa huấn luyện để hoàn thiện kỹ năng. Phần 2 (Tiếp tục duy trì) gồm các biến quan sát: điểm tham quan sạch sẽ, thoáng mát (A1); hiện vật sinh động, đa dạng và mang đặc trưng của điểm đến văn hóa (A3); phòng bố trí ngăn nắp, dễ quan sát (A5); các mô hình tái hiện được lịch sử của điểm đến (B2); nhân viên/hướng dẫn viên tiếp đón chu đáo khu du khách đến điểm tham quan (C1); hướng dẫn viên/nhân viên nhiệt tình khi du khách cần giúp đỡ (C3); đảm bảo an toàn về tài sản (D1); 17

hướng dẫn viên/nhân viên có kiến thức về lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch (D4). Các biến quan sát này có mức độ quan trọng cao và mức độ thực hiện cũng cao tương ứng, chính vì thế nhà quản lý tại các điểm đến cần phải duy trì các yếu tố này trong thời gian tới, mà các công việc họ cần thực hiện là: + Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên giữ gìn vệ sinh chung, bố trí, sắp xếp các tài liệu ngăn nắp nhằm tạo ấn tượng ban đầu đối với du khách khi đến tham quan; + Trùng tu, tôn tạo, sửa chữa kịp thời các công trình xuống cấp do thời gian hoặc gây dựng lại một số công trình để điểm đến văn hóa tái hiện được lịch sử và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách; + Nhắc nhở nhân viên về thái độ phục vụ để khi du khách đến tham quan tại các điểm đến văn hóa luôn cảm thấy mình được quan tâm. Phần 3 (Hạn chế phát triển) gồm các biến quan sát: thông tin điểm đến được cung cấp đầy đủ, rõ ràng (B1); phong cách phục vụ của nhân viên/hướng dẫn viên tạo được ấn tượng tốt (D3); có giao lưu với người lớn tuổi để biết thêm về lịch sử của điểm đến văn hóa (E1) và hướng dẫn viên/nhân viên quan tâm, lưu ý đến du khách (E2). Các biến quan sát này đa phần không quan trọng đối với chuyến đi của du khách và mức độ thực hiện tại các điểm đến cũng khá thấp nên các điểm đến có thể không cần chú trọng phát triển nhiều, tuy nhiên có một số biến quan sát trong khu vực này có mức độ quan trọng khá cao nhưng mức độ thực hiện rất thấp, chẳng hạn như biến E1, do đó nhà quản trị tại các điểm đến cần quan tâm đến quan sát này nhiều hơn. Thường du khách đến tham quan tại các điểm đến văn hóa sẽ thích được nghe các câu chuyện kể từ những người lớn tuổi, từng trải qua và góp phần làm nên lịch sử tại điểm đến nên tại các điểm đến văn hóa có thể liên hệ với một số người cao tuổi tại địa phương có am hiểu về lịch sử điểm đến để cộng tác với nhân viên, giải thích cho du khách những nét độc đáo về văn hóa, lịch sử của điểm đến. Phần 4 (Giảm đầu tư) bao gồm các biến quan sát: nhân viên ăn mặc lịch sự, đồng phục, tươm tất (A4) và hướng dẫn viên/nhân viên tận tình hướng dẫn và giới thiệu các hiện vật lịch sử (C2) các biến quan sát này có mức độ quan trọng thấp nhưng mức độ thực hiện tương đối cao nên nhà quản lý tại các điểm đến có thể không cần phát triển nếu không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, biến quan sát C2 có mức độ quan trọng cao đối với du khách và nằm gần khu vực cần phải duy trì nên nhà quản lý cũng cần quan tâm, lưu ý đến biến quan sát này, nhất là khi du khách đến tham quan tại điểm đến văn hóa thì luôn muốn tìm hiểu nhiều về lịch sử, về các hiện vật mà điều này lại phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình của nhân viên/hướng dẫn viên. Chính vì thế, biến quan sát này không thể lơi là tại các điểm đến du lịch văn hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anestis Fotiadis & Chris Vaeeilliadis (2010). Rural tourism service quality in Greece. E Review of tourism research, Vol.8, No. 4, 2010, pp 69 84. Đinh Công Thành và ctv (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc. Kỷ yếu Khoa học 2012: 195 202, Trường Đại học Cần Thơ. Lưu Thanh Đức Hải (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, trang 231-241. Martilla, J.A. and James, J.C. 1997. Important Performance analysis. Journal of Marketing, 41 (1). pp. 77 79. Nguyễn Bá Lâm (2007). Giáo trình tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững. Khoa Du lịch - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Nguyễn Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2012). Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ Hậu Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, trang 45 51. T.Bindu & C.Kangarai (2013). Important Performance analysis as a strategic tool for destination attractiveness: an analysis of domestic travelers to Kerala. International journal of management & business studies, Vol.3, Issue 1, Jan March 2013, pp. 61 67. Wade, D. J, and Eagles, P.(2003). The use of important-performance analysis and market segmentation for tourism managrement in parks and protected areas: An application to Tanzania s national parks. Journal of Ecotourism, 2, pp.196-212. Zhang, Q., and Chow, I. (2004). Application of important-performance model in tour guide s performance: Evidence from mainland Chinese outbound visitors in Hong Kong. Tourism Management, Vol 25, No.1, pp. 81-91. 18